Tiềm năng thị trường sáng tạo kinh doanh các dịch vụ nội dung số

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay ngành kinh doanh sáng tạo nội dung số, thu hút một lực lượng lao động trình độ cao trên toàn cầu tham gia và tạo ra một lượng doanh thu lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT - Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ thông tin tại Hội nghị

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT - Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ thông tin tại Hội nghị

Theo ước tính ở Việt Nam cũng có lực lượng hàng triệu lao động tham gia vào lĩnh vực này, hàng năm mang về một lượng lớn ngoại tệ tương đương khoảng 1.500 tỷ đồng cho đất nước.

Thôi thúc những nhà sáng tạo phát triển.

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT - Truyền thông, Bộ TT&TT cho biết, hiện nay các hình thức kinh doanh nội dung số rất đa dạng nhiều nền tảng xuyên biên giới. Đó là: Sản xuất nội dung trên các nền tảng miễn phí như YouTube, Facebook, TikTok; Kinh doanh trên nền tảng âm nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music, Amazon Music...; Game online phát hành trên Apple Store và CH Play.

Đây là một lĩnh vực quan trọng của kinh tế số, chỉ tính riêng trên YouTube, số liệu trong năm 2022 cho biết số người Việt Nam kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội lên tới 20.000 người và mang về một khoản doanh thu ngoại tệ tương đương khoảng 1.500 tỷ đồng. Việt Nam hiện có gần 500 kênh YouTube đạt nút vàng (hơn 1 triệu người đăng ký và 8 kênh đạt nút kim cương (trên 10 triệu lượt đăng ký).

Thực tế, YouTube là một trong những nền tảng sáng tạo nội dung có lượng người tham gia MMO hàng đầu thế giới hiện nay. Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của các dịch vụ nội dung số, chỉ riêng trong năm 2022 đã có hơn 51 triệu kênh YouTube được tạo mới tương đương với mức tăng trưởng 36%.

Đến nay có 306.000 kênh YouTube đạt hơn 100.000 người đăng ký, 29.000 kênh có hơn 1 triệu người đăng ký và 700 kênh có hơn 10 triệu người đăng ký. Số lượng tài khoản khổng lồ này cũng đem về cho YouTube hơn 1 tỷ giờ nội dung video được xem mỗi ngày.

>>>Sửa Luật Viễn thông: Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Ngành MMO đang bị “thuế chồng thuế”

Theo ông Nguyễn Việt Tiệp - Chuyên viên cao cấp về kế toán thuế (đại diện cho DCCA) cung cấp một bức tranh tổng quan về các loại thuế đang được áp dụng đối với đối với các cá nhân, tổ chức tham gia sáng tạo nội dung và kiếm tiền (sau đây gọi tắt là MMO - Make Money Online) trên nền tảng quốc tế. Đồng thời, DCCA đưa ra các đề xuất đối với chính sách thuế dành cho lĩnh vực MMO.

Theo chính sách của YouTube, các nhà sáng tạo nội dung ở các quốc gia ngoài Mỹ thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế của Mỹ sẽ chịu khấu trừ 30% thuế thu nhập cho các lượt xem đến từ Mỹ; còn các lượt xem từ các quốc gia khác YouTube không khấu trừ thuế.

Cùng với chính sách của YouTube cũng quy định, các nhà sáng tạo nội dung từ các quốc gia ngoài Mỹ không thực hiện đăng ký thuế tại Mỹ sẽ bị khấu trừ 24% thuế thu nhập cho tổng lượt xem toàn cầu. (Chính sách này nhằm khuyến khích YouTuber đăng ký thuế tại Mỹ).

Nhưng khi dòng tiền về đến Việt Nam, nhà sáng tạo cá nhân phải nộp thêm 7% (bao gồm 5% VAT và 2% thuế thu nhập cá nhân). Còn tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh trên YouTube phải đóng khoản thuế là 30% (bao gồm 10% VAT và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp).

Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp/cá nhân hoạt động trên YouTube tại Việt Nam đang phải chịu 2 lần thuế đối với khoản doanh thu từ lượt xem tại Mỹ (do phía Mỹ đã thu thuế), bản chất là các doanh nghiệp/cá nhân đang bị nộp thuế chồng thuế.

Từ năm 1992 tới nay, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 72 quốc gia và vùng lãnh thổ (sau đây gọi tắt là Hiệp định), trong đó, 60 Hiệp định đã có hiệu lực áp dụng. Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ đã được hai nước ký kết vào ngày 07/07/2015. Ngày 24/02/2017, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt Hiệp định và Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, do phía Mỹ chưa phê chuẩn nên Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ chưa có hiệu lực thi hành.

Ông Nguyễn Việt Tiệp, chuyên viên cao cấp về kế toán thuế, đại diện DCCA nêu các đề xuất về thuế lĩnh vực MMO.

Ông Nguyễn Việt Tiệp, chuyên viên cao cấp về kế toán thuế, đại diện DCCA nêu các đề xuất về thuế lĩnh vực MMO.

Trong Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ quy định người Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam có thu nhập tại Mỹ khi đã đóng thuế cho Mỹ thì sẽ không phải đóng thuế cho Việt Nam. Đối với Mỹ, nhà đầu tư/quỹ đầu tư Mỹ tiến hành đầu tư vào Việt Nam và có thu nhập, khi đã đóng thuế ở Việt Nam rồi thì sẽ không đóng thuế cho nước Mỹ. Việc sớm thực thi Hiệp định về chống đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Mỹ là bước đi quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng về thuế lên vai những nhà sáng tạo nội dung số tại Việt Nam.

 Kiến nghị để thúc đẩy ngành sáng tạo nội dung số phát triển

Tại Hội nghị Khai thác thị trường quốc tế và Chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số đượ tổ chức ngày 31.3.2023, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ, hiện chính sách thuế của Việt Nam đang rất hấp dẫn, cả với doanh nghiệp trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài. 

Cho rằng sự cạnh tranh trong nước hiện rất "khốc liệt", ông Long chia sẻ các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nội dung số có thể chuyển hướng kinh doanh sang nước ngoài, hoặc các nền tảng xuyên biên giới. Doanh nghiệp Việt Nam đủ sức đưa những sản phẩm nội dung “Made in Vietnam” ra quốc tế nhiều hơn.

Đồng tình quan điểm này, PGS.TS Lý Phương Duyên, giảng viên Học viện Tài chính nhìn nhận, một số doanh nghiệp, cá nhân sáng tạo nội dung số trong nước còn gặp khó khăn trong việc kê khai, hạch toán chi phí, dẫn đến không được hưởng những ưu đãi về thuế.

Tổng hợp các ý kiến tại hội nghị, DCCA kiến nghị Tổng cục Thuế xem xét áp dụng chính sách thuế đối với các cá nhân/doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ nội dung số trên các nền tảng quốc tế. Áp dụng nguyên tắc tránh đánh thuế 2 chiều với các nguồn thu nhập từ các quốc gia đã ký kết Hiệp định với Việt Nam đối với các tổ chức/cá nhân kinh doanh nội dung số trên các nền tảng toàn cầu. Kiến nghị Chính phủ thúc đẩy để Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ sớm được thực thi.

Với các nội dung số sản xuất kinh doanh phục vụ cho thị trường nước ngoài, cho người xem nước ngoài áp dụng thuế suất VAT là 0% (VAT 0% với cả cá nhân và doanh nghiệp). Theo đó, thu nhập từ lượt xem tại Việt Nam: Cá nhân áp dụng VAT 2%, thuế TNCN 1%; Với doanh nghiệp VAT là 10% (Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC). Đặt sứ mệnh kết nối doanh nghiệp, cá nhân trong ngành nội dung số, công nghệ thông tin và truyền thông, DCCA hy vọng những nhà sáng tạo nội dung sẽ được hưởng ưu đãi về chính sách như lĩnh vực phần mềm và công nghệ cao. Cụ thể, sản phẩm thuộc phân khúc này đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, giảm 50% trong 9 năm, cùng nhiều chính sách khác

Cùng với đó, DCCA cũng kiến nghị, nhà nước xem xét để hỗ trợ, thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số với các chính sách ưu đãi về: Thuế, ưu đãi về đầu tư, hỗ trợ đào tạo nhân lực… tương tự như ưu đãi đối với thuộc lĩnh vực phần mềm và công nghệ cao. Cụ thể, sản phẩm thuộc ngành phần mềm và công nghệ cao đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, giảm 50% trong 9 năm, cùng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiềm năng thị trường sáng tạo kinh doanh các dịch vụ nội dung số tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714139741 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714139741 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10