Các thị trường chính đang “hút” thủy sản Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Theo VASEP, trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tăng mạnh tăng mạnh, chiếm gần 20% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

fsa

Trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tăng mạnh tăng mạnh.

Sau Mỹ là Nhật Bản với 125 triệu USD, chiếm 17,6%. Đứng thứ 3 là thị trường Trung Quốc với 103 triệu USD, tăng 15% và chiếm tỷ trọng 14%. 

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho hay nhu cầu thủy sản ở các phân khúc bán lẻ và dịch vụ đều có xu hướng gia tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU và việc Trung Quốc tháo gỡ tình trạng ách tắc các cảng nhập khẩu từ tháng 3 đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang những thị trường này. 

Tuy nhiên, số liệu xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 cũng như 3 tháng đầu năm 2021 cho thấy, có những thị trường đơn lẻ, dù không nằm trong top 5 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, nhưng có mức tăng trưởng tốt. Đó là: Xuất khẩu sang Thái Lan trong tháng 3 tăng 44%, sang Anh tăng 20%, sang Nga tăng 68%. Xuất khẩu sang 2 nước trong khối CPTPP là Australia và Canada tăng lần lượt 28% và 9%.

VASEP cho biết trong bối cảnh COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế và thu nhập của người tiêu dùng các nước thì các nhà nhập khẩu sẽ càng chú trọng tận dụng ưu đãi thuế quan làm lợi thế và cạnh tranh về giá trong hoạt động kinh doanh, do vậy những thị trường tham gia CPTPP cũng như EVFTA sẽ quan tâm hơn đến sản phẩm thủy sản của Việt Nam. 

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,69 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Cơ quan này cho rằng trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tăng mạnh, trong đó tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. 

Các doanh nghiệp thủy sản nhận định, dịch COVID-19 vẫn nghiêm trọng ở nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, khiến nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực bị giảm sút nhưng đồng thời là cơ hội cho các dòng sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá cả phải chăng, phù hợp với xu hướng sụt giảm thu nhập và suy giảm kinh tế ở các nước. Do vậy, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp, chả cá, surimi có chiều hướng gia tăng, góp phần đưa xuất khẩu thủy sản quý 1 tăng trưởng và những tháng tiếp theo lạc quan hơn.

Theo VASEP, xuất khẩu tôm và cá tra sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại trong tháng 4 và những tháng tới sẽ hồi phục mạnh hơn khi nước này dần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thương tại các cảng biển cũng như nới lỏng các thủ tục kiểm soát COVID-19 đối với thủy sản nhập khẩu, nhất là thủy sản đông lạnh.

Trong khi đó, thị trường Mỹ sẽ duy trì tăng trưởng dương nhờ xuất khẩu cá tra đang có chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên, xuất tôm sang thị trường này có thể không duy trì được tăng trưởng mạnh như năm qua.

Bên cạnh đó, vấn đề cước phí vận tải đi châu Âu vẫn ở mức cao trong khi nhiều hãng tàu từ chối vận chuyển hàng lạnh đi Mỹ trong tháng 4 sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản chưa thể phục hồi mạnh ngay trong tháng 4, chỉ tăng ở mức 10%, đạt 680 triệu USD.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các thị trường chính đang “hút” thủy sản Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713618700 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713618700 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10