Xuất khẩu thủy sản sang EU tăng mạnh

LINH NGA 10/03/2021 03:35

Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc…

fs

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng mạnh.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 1/2021 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 44 triệu USD, trong đó các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh như Australia, Italy, Bồ Đào Nha, Trung Quốc…

Mức tăng trưởng này, theo nhìn nhận của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), là do năm nay kỳ nghỉ tết nguyên đán diễn ra vào tháng 2, nên thời gian sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn so với tháng 1 năm trước.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU cũng đang có sự tăng trưởng. Đơn cử như xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Bồ Đào Nha đang tăng mạnh 430% so với cùng kỳ; xuất khẩu sang Italy cũng đang tăng tới 34%.

Vasep cho rằng, sau một thời gian chịu tác động của thẻ vàng IUU, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Tuy nhiên, nhờ có Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường EU tiếp tục được cải thiện. EU hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nhiều nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại không ít khó khăn làm cản trở cho việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU, đó là: Thứ nhất, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ...

fds

Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít.

Thứ hai, EU là thị trường rộng lớn có số lượng đơn đặt hàng nhiều, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định. Điều này đã làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.

Thứ ba, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thuỷ sản trên thị trường EU.

Thứ tư, công nghệ chế biến thuỷ sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị phần trên thị trường EU.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự báo xuất khẩu thủy sản tháng 3

    Dự báo xuất khẩu thủy sản tháng 3

    11:00, 03/03/2021

  • Xuất khẩu thủy sản 2020 có thể cán đích 8,58 tỷ USD

    Xuất khẩu thủy sản 2020 có thể cán đích 8,58 tỷ USD

    16:17, 01/12/2020

  • Xuất khẩu thủy sản: Động lực lớn từ EVFTA

    Xuất khẩu thủy sản: Động lực lớn từ EVFTA

    06:30, 15/11/2020

  • EVFTA mở ra triển vọng tích cực cho xuất khẩu thủy sản

    EVFTA mở ra triển vọng tích cực cho xuất khẩu thủy sản

    04:00, 12/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu thủy sản sang EU tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO