Bancassurance ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục, sửa đổi để thực sự được “bung nở”.
Miếng bánh hấp dẫn bancassurance trong 6 tháng đầu 2020 vẫn nở bất chấp COVID-19. MBBank ghi nhận tăng thu từ kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm mạnh so với cùng kỳ (từ 1.778 tỷ đồng lên 2.499 tỷ đồng). Thu nhập đóng góp cho lãi thuần dịch vụ, từ dịch vụ hoa hồng bảo hiểm của VIB cũng tiếp tục tăng gần 23% so với cùng kỳ, đạt 535 tỷ đồng…
Mặc dù có không ít sự phản ảnh của khách hàng rằng việc nhân viên nhà băng cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời chào mua bảo hiểm gây phiền toái không ít cho khách hàng. Tuy nhiên, việc các ngân hàng tăng cường tham gia bancassurance vẫn được xem là một kênh để có thêm nguồn thu, trong khi ngành bảo hiểm tăng doanh số và người mua có thêm nhiều “quyền chọn”.
Tuy vậy, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia tài chính, cho rằng bancassurance ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục để thực sự được “bung nở”. Ba trong số các yếu điểm là: Các sản phẩm bancassurance đang khá giống nhau, ít sự chuyên biệt cho từng nhóm đối tượng khách hàng; Việc bán chéo, bán trọn gói sản phẩm bảo hiểm - ngân hàng chưa được phát triển để khách hàng có thể chỉ dùng một dịch vụ mà sở hữu tất cả dịch vụ cộng thêm; chính sách hậu mãi bảo hiểm từ phía ngân hàng chưa thực sự được chú trọng và yếu tố này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm ngân hàng tới đâu hậu bán sản phẩm bảo hiểm thay cho công ty bảo hiểm tới người dùng?
Ngoài ra, có những trường hợp ngân hàng cho vay, tài trợ hoặc cho công ty tài chính thuộc ngân hàng triển khai hợp đồng cho vay tiêu dùng, ép người vay, sử dụng dịch vụ chấp nhận thêm dịch vụ bảo hiểm và trừ thẳng phí bảo hiểm rủi ro trên khoản vay của khách hàng. Nhiều khách hàng do không đủ… kiên nhẫn để đọc hết các hợp đồng, nên chỉ khi bị trừ tiền mới nhận ra mình đã chọn bảo hiểm rủi ro không tự nguyện...
Có thể bạn quan tâm