Mới đây, thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới - Starbucks, đã tuyên bố 2 năm nữa sẽ chấm dứt sử dụng ống hút bằng nhựa tại các cửa hàng trên toàn cầu.
Điều đó không chỉ có nghĩa khách hàng tại Việt Nam có cơ hội trải nghiệm chiếc ly đựng cà phê hoàn toàn bằng công nghệ mới mà còn có ý nghĩa đặc biệt hơn nhiều.
Có thể bạn quan tâm
04:36, 06/06/2018
04:37, 01/06/2018
04:12, 01/06/2018
04:32, 08/05/2018
13:45, 21/04/2018
Việc Starbucks nói không với nhựa truyền thống, tức là doanh nghiệp phải chi nhiều hơn để sử dụng nhựa sinh học được sản xuất bằng công nghệ cao hơn, tốn kém hơn. Đặc biệt, tuyên bố được đưa ra sau khi chính quyền thành phố Seattle (bang Wasghington) nơi công ty này đặt trụ sở ban bố lệnh cấm sử dụng ống hút bằng nhựa. Đó là cái “bắt tay” rất ăn ý và vô cùng lành mạnh giữa doanh nghiệp và chính quyền, nó khác hoàn toàn với kiểu “bắt tay” nhằm tận dụng sự ưu ái, lợi dụng chính sách để phá hoại môi trường.
Động thái tích cực của Starbucks có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, vì nếu rác thải nhựa đổ ra biển, nó sẽ trở thành “của chung” có thể đe đọa tới bất kỳ quốc gia nào giáp biển.
Theo một nghiên cứu hồi năm ngoái của Science Advance, tổng khối lượng nhựa từng được sản xuất trên thế giới ước tính 8,3 tỷ tấn. Trong đó, 6,3 tỷ tấn đã trở thành rác thải và 79% số này tích trong các bãi chôn lấp rác và môi trường tự nhiên.
Đáng quan ngại khi trách nhiệm bảo vệ môi trường còn là yếu tố phụ trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Thậm chí còn bất chấp ô nhiễm môi trường để kiếm lời. Văn hóa doanh nghiệp ở các nước tiên tiến luôn xem trách nhiệm xã hội là thước đo quan trọng để đánh giá sự thành công của doanh nghiệp. Ở nước ta, văn hóa mang tính phổ quát trong doanh nghiệp được xem như một thiếu sót lớn. Rất khó tìm ra địa phương nào không có các vấn đề về môi trường, nhất là xung quanh các khu công nghiệp.
Chủ trì phiên toàn thể Hội nghị Toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng xuyên suốt 30 năm qua, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. “Phát triển bền vững là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi cá nhân. Tôi đề nghị chúng ta cùng chung tay thực hiện tốt tất cả các mục tiêu này”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng Chính phủ đã kiên quyết: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”. Vì lợi nhuận “ngó lơ” môi trường trước sau cũng gieo đại họa cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.