"Cái bắt tay" giữa Ấn Độ và Facebook sẽ thay đổi Internet!

An Chi 01/05/2020 07:00

Ấn Độ là một thị trường lớn, ảnh hưởng đến việc hình thành các quy tắc mới của Internet. Và Facebook cũng là một phần giúp hình thành các quy tắc mới.

Tại thời điểm tuần thứ hai của tháng 3, Ấn Độ khi đó mới chỉ ghi nhận khoảng 50 trường hợp dương tính với COVID-19. Mặc dù khi đó, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã sẵn sàng mọi tình huống để đối phó với dịch bệnh, nhưng trên các phương tiện truyền thông xã hội, tin tức bắt đầu khó lòng kiểm soát.

Có những tin tức lan đi rằng virus COVID-19 là một loại vũ khí sinh học, bị vô tình phát tán từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Cũng có những tin đồn khác về việc người Hồi giáo tại quốc gia này đang cố tình lan truyền virus ra cộng đồng…những thông tin chưa được kiểm chứng này lan trong xã hội với tốc độ chóng mặt!

Khi nhận thấy vấn đề thông tin bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát, các quan chức chính phủ Ấn Độ đã làm việc với WhatsApp - dịch vụ nhắn tin thuộc sở hữu của Facebook, vốn là nền tảng phổ biến nhất tại Ấn Độ, để tìm giải pháp quản lý thông tin. Đổi lại, WhatsApp sẽ bắt tay cộng tác với nền tảng trí tuệ nhân tạo Haptik của Ấn Độ.

Thương vụ mang lại lợi ích cho hai bên

Haptik được biết đến như một nền tảng chatbot lớn nhất thế giới, do một nhóm các kỹ sư trẻ của Ấn Độ cùng sáng lập năm 2013. Haptik xây dựng các chatbot cho phép các công ty tự động hoá các dịch vụ khách hàng của họ theo sáng kiến của chính họ.

48 giờ sau cuộc họp đầu tiên giữa lãnh đạo Haptik và Facebook cũng như các quan chức Ấn Độ, quyết định về việc xây dựng một chatbot trên nền tảng WhatsApp đã được thông qua. Theo đó, dựa trên chatbot này, người dân trên khắp Ấn Độ có thể đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan tới COVID-19.

Với 1,3 tỷ người, một nửa trong số họ chưa lên mạng, Ấn Độ là một trong những người chơi quan trọng nhất trong tương lai của Internet.

Với 1,3 tỷ dân, một nửa trong số họ chưa làm quen với Internet, Ấn Độ là một trong những thị trường quan trọng nhất định hình tương lai của Internet.

Dịch vụ này đã được ra mắt chỉ 5 ngày sau đó, và hiện đã trở thành dịch vụ cung cấp thông tin chính thức tại Ấn Độ. Giám đốc điều hành Aakrit Vaish của Haptik tiết lộ, chatbot này đã phát triển với quy mô và tốc độ đáng kinh ngạc.

Trên khắp thế giới, kể từ đầu năm 2020, các công ty truyền thông xã hội đã chịu áp lực mạnh mẽ khi đại dịch COVID-19 đã một lần nữa chứng minh sự sự nguy hiểm của tốc độ lan truyền của thông tin, đặc biệt là tin giả như thế nào. Điều này theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi "một bệnh dịch", mà độ nguy hiểm của nó không kém các dịch bệnh khác!

Có thể bạn quan tâm

  • Facebook sắp thêm tính năng thu phí xem các sự kiện livestream

    Facebook sắp thêm tính năng thu phí xem các sự kiện livestream

    07:11, 30/04/2020

  • Buộc Google và Facebook chia sẻ doanh thu liệu Australia có cứu được báo chí?

    Buộc Google và Facebook chia sẻ doanh thu liệu Australia có cứu được báo chí?

    10:19, 27/04/2020

  • Bị chặn ở Trung Quốc, Facebook vung tiền vào Ấn Độ

    Bị chặn ở Trung Quốc, Facebook vung tiền vào Ấn Độ

    15:23, 25/04/2020

  • Facebook tung ứng dụng Messenger Kids riêng cho trẻ em

    Facebook tung ứng dụng Messenger Kids riêng cho trẻ em

    10:19, 23/04/2020

Facebook xem Ấn Độ là một thị trường khổng lồ đang đà tăng trưởng và ông chủ facebook Mark Zuckerberg đã quyết định đầu tư rất nhiều vào quốc gia tỷ dân này. Vào ngày 22/4, Facebook thông báo sẽ rót khoản tiền 5.7 tỷ USD vào Reliance Joi - công ty viễn thông thuộc Reliance Industries - tập đoàn công nghệ lớn nhất Ấn Độ. Khoản tiền đầu tư này sẽ được chuyển thành 9,9% cổ phần của Jio Platforms.

Nhưng Ấn Độ chào đón Facebook không chỉ có toàn hoa hồng như vậy. Xã hội Ấn Độ đã và đang phải đối mặt với nạn bạo lực gia tăng, và một phần chất xúc tác được cho là do sự lan truyền của của các tin đồn độc hại, không được kiểm chứng trên các mạng truyền thông đại chúng. 

Tranh cãi xảy ra khi bộ phận bảo mật của các mạng xã hội muốn truy cập vào phần tin nhắn riêng tư của khách hàng, trong khi các bộ phận khác của chính phủ lại lên tiếng về những lo ngại xung quanh dữ liệu mà Facebook thu thập của người dân.

Làm thế nào hai bên giải quyết các cuộc tranh cãi này có thể có ý nghĩa đối với cách truyền thông xã hội và Internet được quy định trên toàn cầu. Với 1,3 tỷ dân, Ấn Độ là một trong những thị trường người dùng quan trọng nhất trong tương lai của Internet. Những gì xảy ra ở đây có thể định hình chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Cân bằng giữa quyền riêng tư và tiềm năng phát triển

Với 688 triệu người dùng internet, Ấn Độ là quốc gia có số lượng người dùng Internet lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Sự bùng nổ của các gói dữ liệu giá rẻ và điện thoại thông minh giá cả phải chăng đã chứng kiến sự lên ngôi của các nền tảng kỹ thuật.

Trên thực tế, Facebook bắt được làn sóng đó. Khoảng 328 triệu người Ấn Độ có tài khoản mạng xã hội này và khoảng 300 triệu người thường xuyên sử dụng dịch vụ nhắn tin WhatsApp của Facebook. Trước Facebook, Instagram cũng thành công trong việc thu hút người dùng từ quốc gia Nam Á này.

Doanh thu trong lĩnh vực truyền thông xã hội ở Ấn Độ đã tăng ít nhất 25% mỗi năm. Với vài trăm triệu người chưa sử dụng Internet ở nước này, đây sẽ là cơ hội tiềm năng rất lớn cho bất kỳ doanh nghiệp công nghệ nào.

Facebook đã phản ứng với việc truyền bá thông tin sai lệch thông qua WhatsApp bằng quảng cáo toàn trang trên 10 tờ báo địa phương và quảng cáo trên đài phát thanh quốc gia.

Đứng trước những cáo buộc, Facebook – công ty mẹ của WhatsApp đã đăng thông cáo toàn trang trên 10 tờ báo lớn nhất Ấn Độ

Nhưng thật không may, một số nhà hoạch định chính sách tại quốc gia tỷ dân này đã nhận thấy một số tác động sâu sắc của Facebook tới xã hội. Cụ thể, trong năm 2017 và 2018, một làn sóng tin đồn xấu đã lan nhanh trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là WhatsApp ra khắp cả Ấn Độ.

Một phân tích của IndiaSpend, một trang web báo chí dữ liệu, cho thấy từ ngày 1/1/2017 đến ngày 5/7/2018, 33 người đã thiệt mạng và ít nhất 99 người bị thương trong 69 trường hợp bị tấn công bởi những người mà họ nghi ngờ đang bắt cóc trẻ em. Chính phủ đã vào cuộc điều tra và phát hiện 77% các báo cáo dựa trên tin tức giả mạo được lan truyền qua phương tiện truyền thông xã hội.

Các quan chức chính phủ cáo buộc các nền tảng truyền thông xã hội về sự lan truyền của những tin đồn dẫn đến những trường hợp tử vong và bị thương nói trên. Tại thời điểm đó, mũi dùi hướng vào WhatsApp - nền tảng truyền thông phổ biến nhất ở nước này.

Đứng trước những cáo buộc trên, Facebook - công ty mẹ của WhatsApp đã đăng thông cáo toàn trang trên 10 tờ báo lớn nhất Ấn Độ, cũng như chạy những chương trình trên đài phát thanh quốc gia, đưa ra khuyến nghị liên quan tới các mẹo để giữ an toàn trên WhatsApp. 

Facebook đã giới thiệu các nhãn để hiển thị một tin nhắn đã được chuyển tiếp và đặt ra giới hạn năm người cho các tin nhắn chuyển tiếp. Biện pháp đó sau đó đã được triển khai cho các thị trường còn lại của thế giới.

Nhưng, điểm mấu chốt của vấn đề là quyền bảo mật thông tin của người dùng. Ấn Độ mặc dù không phải là một quốc gia hay bị chỉ trích về vấn đề nhân quyền, nhưng trước đó, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã không trả lời các câu hỏi tại Quốc hội về việc liệu Chính phủ có đứng sau chương trình theo dõi người dùng Pegasus hay không?

Trước đó, NSO Group - nhà cung cấp ứng dụng Pegasus đã tuyên bố rằng phần mềm này chỉ được bán cho các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật được cấp phép của chính phủ. Điều quan trọng, Facebook đã đứng đơn một vụ kiện chống lại Tập đoàn NSO tại Tòa án liên bang ở California. Facebook tin rằng "mọi người có quyền cơ bản về quyền riêng tư và không ai khác có quyền truy cập vào các cuộc trò chuyện riêng tư của bạn".

Khi một số các nền tảng truyền thông xã hội cố gắng bảo vệ quyền riêng tư của người dùng ở Ấn Độ, Facebook cũng lên tiếng nhằm chống lại những hạn chế có thể có đối với việc thu thập thông tin cá nhân của người dùng.

Dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân mới hiện đang được Uỷ ban Quốc hội Ấn Độ xem xét. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ buộc các công ty truyền thông xã hội phải có sự đồng ý từ người dùng trong việc thu thập và xử lý dữ liệu của họ. 

Roadshow WhatsApp di động ở thành phố Pune, Ấn Độ, năm 2018.

Roadshow của WhatsApp được tổ chức ở thành phố Pune, Ấn Độ, năm 2018.

Trong một tuyên bố, Facebook nói rằng các luồng dữ liệu miễn phí không bị hạn chế là nguyên tắc nền tảng của một mạng internet mở và đã góp phần rất lớn vào sự bùng nổ công nghệ của Ấn Độ. Hãng này cũng nói thêm rằng, trong khi bất kỳ chế độ bảo vệ dữ liệu nào cũng cần bảo vệ người tiêu dùng, thì các nền tảng công nghệ của hãng này này cũng sẽ "thúc đẩy sự dễ dàng trong kinh doanh ở Ấn Độ".

Thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số

Để thu hút thêm nhiều công ty khởi nghiệp vào nền tảng quảng cáo của mình, Facebook đã liên kết với một số quỹ đầu tư mạo hiểm tại Ấn Độ và đang làm việc với các công ty danh mục đầu tư của họ. Hãng này cũng đã rót một số các khoản đầu tư vào một vài công ty khởi nghiệp mà họ tin là có thể mở rộng quy mô.

Ông Mohan cho biết, Facebook cũng sẽ thực hiện các buổi đào tạo tại các thị trấn nhỏ cho các doanh nghiệp địa phương về cách sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội Facebook để thúc đẩy kinh doanh.

Bên cạnh đó, Facebook đang đầu tư theo nhiều cách khác nhau để đưa phần dân số còn lại của xã hội, bao gồm các nhóm bên lề, phụ nữ và cộng đồng nghèo hơn có thể tiếp cận được Internet. Hãng cũng đã có thỏa thuận chia sẻ doanh thu với Oneott Inter Earn - một nhà cung cấp dịch vụ internet để xây dựng mạng Wi-Fi tại các khu ổ chuột và nông thôn của Ân Độ.

Giám đốc điều hành của Oneott Inter Earn - ông Yrif Sharma cho biết Facebook đã đẩy nhanh kế hoạch của mình để đưa các dịch vụ internet đến với cộng đồng. "Họ đã mang lại bí quyết kinh doanh cũng như các khoản tài trợ. Và điều đó đã giúp chúng tôi phát triển về quy mô, giúp chúngtôi nắm lấy cơ hội vào đúng thời điểm", ông nói.

Chưa hết, Facebook đang đẩy WhatsApp Pay -  ứng dụng thanh toán của riêng mình, như một cơ chế để cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận với thương mại điện tử. Công ty đã chạy thử nghiệm ứng dụng này với 1 triệu người dùng kể từ tháng 2 năm 2018 và hiện đang chờ phê duyệt theo quy định để triển khai rộng rãi hơn.

Công ty cũng đã có tài trợ cho các sự kiện công cộng và đưa ra các quảng cáo, mà theo lời Mohan nói, là để "tự kể câu chuyện của chúng tôi."

Ấn Độ là một người chơi lớn, có kết quả trong việc ảnh hưởng đến các quy tắc mới của internet - nhưng Facebook cũng vậy, Ajit Mohan, phó chủ tịch và giám đốc điều hành các hoạt động địa phương của Facebook cho biết.

Ấn Độ là một thị trường lớn, có tác động trong việc ảnh hưởng đến các quy tắc mới của internet 

Mặc dù vậy, giám đốc điều hành Facebook Ấn Độ Mohan cho biết sự giám sát của chính phủ là "hoàn toàn hợp lý và công bằng", tuy nhiên nên có một sự "đàm phán lại" giữa các công ty công nghệ lớn và chính phủ và công dân, nơi mọi người đang "cố gắng tìm ra phương pháp hợp lý nhất để cân bằng giữa quyền riêng tư và an ninh".

Một trong những lý do chính mà Facebook, cũng như các công ty công nghệ toàn cầu khác đang theo dõi cẩn thận chính là những chính sách mà New Delhi thực thi cuối cùng, là vì số lượng người dùng trực tuyến ở Ấn Độ là rất lớn. Bất kỳ quy tắc nào mà chính phủ áp đặt đối với các công ty công nghệ toàn cầu đều sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng.

Ông Mohan thừa nhận điều này khi nói rằng "Ấn Độ là một thị trường người chơi lớn, ảnh hưởng đến việc hình thành các quy tắc mới của internet." Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, Facebook cũng vậy. "Facebook chiếm thị phần lớn của thế giới công nghệ, cũng như là một phần giúp hình thành các quy tắc mới của internet".

Các bên khác nhau có quan điểm khác nhau về một số vấn đề, nhưng điều đó không ngăn cản họ hợp tác cùng nhau. Là một quốc gia tỷ dân cùng với nền công nghệ tương đối phát triển, Ấn Độ là mảnh đất màu mỡ mà Facebook chắc chắn sẽ không bỏ qua, và Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi cũng sẽ tạo mọi điều kiện để Facebook phát triển tại quốc gia này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Cái bắt tay" giữa Ấn Độ và Facebook sẽ thay đổi Internet!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO