CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Đề xuất cơ chế đầu tư theo hình thức BLT

Diendandoanhnghiep.vn Đó là đề xuất của FECON gửi tới VCCI trước thềm Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp “Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan” .

>>> Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử để xây dựng nền kinh tế số

Là một doanh nghiệp thi công xây dựng và đầu tư hạ tầng, từ khi thành lập đến nay FECON đã triển khai thi công nhiều dự án trọng điểm Quốc Gia như cao tốc Hà Nội Hải Phòng, cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây, các dự án Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Hóa dầu Long Sơn và trên 10 dự án nhiệt điện trên toàn quốc. Gần đầy nhất FECON đã tham gia thi công các dự án tàu điện ngầm tại TP HCM và Hà Nội và 10 dự án điện gió trên bờ và gần bờ tại các tỉnh miền trung và miền Nambằng các công nghệ tiến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại.

 

Trong lĩnh vực đầu tư dự án, FECON đã và đang đầu tư các dự án BOT giao thông, điện gió, điện mặt trời và đang cùng các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục nghiên cứu đầu tư 3 khu công nghiệp, 3 khu đô thị, 03 dự án điện mặt trời, 03 dự án điện gió trong đó có 01 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất trên 1000MW.

Với tư cách là một nhà đầu tư, nhà thầu trong nước đã từng tham gia nhiều dự án đầu tư xây dựng và trực tiếp đầu tư các dự án theo hình thức BOT, có cơ hội làm việc với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản,Hàn Quốc, Mỹ& châu Âu,... FECON cho biết Luật PPP đã có hiệu lực từ tháng 1/2021, tuy nhiên Chính phủ/ Bộ KHĐT chưa ban hành cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước & Nhà đầu tư cho các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Từ thực tế này, FECON đề nghị chính phủ ban hành cơ chế chia sẻ rủi ro khả thi, đảm bảo cho Nhà đầu tư tư nhân và Nhà nước cùng nhận được hiệu quả đầu tư hoặc rủi ro tương ứng tỷ lệ tham gia. Bên cạnh đó, cần thiết kế cơ chế đảm bảo để phù hợp yêu cầu của các Tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án theo thông lệ quốc tế. "Chính phủ cần có cáccơ chế đảm bảo các yếu tố liên quan đến chủ quyền để hạn chế các rủi ro cho dự án đầu tư, như các vấn đề sở hữu đất đai, sở hữu sử dụng mặt biển, các dự án hạ tầng dùng chung…", văn bản kiến nghị của FECON nêu.

Với các dự án Hạ tầng đô thị, văn bản của Fecon nêu rõ, tiềm lực đất đai của các thành phố vô cùng lớn, là nguồn lực chính để huy động cho đầu tư hạ tầng, tuy nhiên hiện nay cơ chế đầu tư PPP theo hình thức BT đã chấm dứt do những lo ngại về tính không minh bạch trong xác định giá trị đất thanh toán cho dự án hạ tầng. Để khắc phục vấn đề này mà vẫn tạo được nguồn thu từ đất đai cho phát triển Hạ tầng, FECON đề xuất cơ chế đầu tư theo hình thức BLT (Xây dựng, cho thuê và chuyển giao). Cơ quan có thẩm quyền lập dự án và tổ chức đấu thầu đầu tư dự án, sau đó NĐT bỏ tiền ra xây dựng rồi ký hợp đồng cho Nhà nước thuê dự án (15-20 năm theo phương án tài chính của dự án). Nhà nước (chính quyền các Thành phố, Bộ ngành) bố trí nguồn để trả tiền thuê dự án bằng cách đấu giá đất, đấu già tài sản công, bán cổ phần DNNN… hoặc các nguồn thu khác. Mô hình này sẽ tuyệt đối minh bạch với tất cả các bước.

"Tuy nhiên, Nhà nước cần có cơ chế linh hoạt trong phê duyệt ngân sách chi tiêu công, đặc biệt là ngân sách đầu tư Hạ tầng", văn bản nêu.

Đối với các dự án đường sắt đô thị trọng điểm, Fecon đề xuất cần kết hợp với phát triển các khu đô thị xung quanh (mô hình TOD) thay thế cho hình thức BT trước đây. Coi hạ tầng và đô thị là một dự án không tách rời từ đó Nhà đầu tư tư nhân được quyền đầu tư xây dựng, khai thác các đô thị lân cận. Đảm bảo yếu tố đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch và đặc biệt là đảm bảo hiệu quả chung của dự án.

Về các dự án điện gió ngoài khơi, Fecon cho rằng Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn về điện gió ngoài khơi, khi hiện thực hóa các tiềm năng này chúng ta sẽ cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu: đảm bảo an ninh năng lượng Quốc Gia, giảm phát thải do nhiệt điện than gây ra với sự tham gia quan trọng của năng lượng SẠCH, đồng thời đảm bảo góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, suất đầu tư loại điện gió ngoài khơi còn khá cao so với các loại hình năng lượng khác như nhiệt điện than, điện khí, điện gió &mặt trời trên bờ, vì vậy cần có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước theo hình thức đối tác công tư.

Fecon đề nghị chính phủ có cơ chế hỗ trợ chi phí đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi, hoặc xây dựng cơ chế trợ giá cho EVN trong việc mua điện từ nguồn điện gió này; Đề nghị Chính phủ áp dụng cơ chế chỉ định Nhà đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi để đảm bảo các NĐT trong nước và các nước G7 đủ năng lực tham gia đầu tư; Ngành công thương cần có chiến lược phát triển chuỗi cung ứng cho mảng dự án chiến lược này để tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành đầu tư.

Trên tư cách Nhà thầu, Fecon cho rằng, với các dự án đầu tư có vốn của Nhà nước: Đề nghị tổ chức đấu thầu EPC hoặc E&C sau khi có FS dự án, nhà thầu chịu trách nhiệm toàn diện từ thiết kế kỹ thuật thi công, mua sắm & xây lắp, tăng thời gian bảo hành lên 3-5 năm (thay vì 2 năm như hiện nay).

Khi đấu thầu EPC với dự án đầu tư công có vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thì quy định rõ phải có nhà thầu trong nước đảm bảo năng lực thực hiện ít nhất 30% khối lượng CV của dự án (Đã có trong luật đấu thầu);

Sơ tuyển các nhà thầu/tổ hợp nhà thầu đủ năng lực mới đc tham gia dự thầu EPC các dự án cấp phù hợp;

Tạm ứng thanh toán tỷ lệ lớn (50%) để khơi thông dòng tiền dự án và đảm bảo mua phần lớn khối lượng vật liệu chính ngay từ đầu để tránh ảnh hưởng của trượt giá, yêu cầu nhà thầu phát hành bảo lãnh tạm ứng.

Nhà nước cần xây dựng chính sách bình ổn giá thị trường đối với các nguyên vật liệu xây dựng để đảm bảo ko đội vốn đầu tư dự án.

Với dự án cấp 1 trở lên, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thẩm tra phương án thiết kế kỹ thuật nhà thầu trúng thầu, không cần thẩm tra, phê duyệt đơn giá, định mức (vì đã đấu thầu theo giá hoặc đơn giá trọn gói). Các dự án cấp 2 trở xuống, chủ đầu tư tự thẩm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra;

Đơn giản hóa thủ tục nghiệm thu, đặc biệt hồ sơ chất lượng. Vì thời gian bảo hành 3-5 năm đã đủ để chứng minh chất lượng dự án.
Chủ đầu tư chỉ xác nhận các mốc hoàn thành công việc theo giai đoạn không cần đánh giá hồ sơ chất lượng theo giai đoạn. Chỉ đánh giá hồ sơ chất lượng tại mốc nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Giảm bớt số lượng hồ sơ chất lượng/ hồ sơ hoàn công, thanh toán, quyết toán các dự án Công. Hiện có nhiều dự án CĐT yêu cầu phải lập đến 9-11 bộ hồ sơ.

Xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng công trình, giải quyết kịp thời các vướng mắc của các nhà thầu chính đáng. Nên có danh sách xếp hạng các nhà thầu để sàng lọc, lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp cho tham gia đấu thầu các dự án công (như cách làm của Singapore, Nhật Bản)

Đối với dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, Fecon đề xuất xây dựng cơ chế cho phép cho các nhà thầu trong nước được làm tổng thầu, trong đó các nhà thầu trong nước có thể thuê đối tác nước ngoài làm thầu phụ để tham gia đấu thầu.

Còn đối với các dự án đầu tư bằng vốn vay nước ngoài: Cần xây dựng cơ chế sử dụng nguồn lực địa phương là điểm chấm bắt buộc khi xét kết quả đấu thầu.

Bản kiến nghị của Fecon cũng đề cập tới việc khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại vào Xây dựng công trình. Cần có cơ chế đột phá cho các dự án xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, được ứng dụng công nghệ, giải pháp thi công xây dựng hiện đại, nếu chứng minh được có hiệu quả về kinh tế, tiến độ và chất lượng bền vững thì các dự án này không cần có định mức, thay vào đó là quản lý bằng tổng mức đầu tư.

Đối với công nghệ thi công xây dựng hiện đại có thể ứng dụng trong các dự án mang tính chất đặc biệt, hoặc cấp thiết thì có thể áp dụng định mức và đơn giá của nước ngoài.

Văn bản của Fecon cũng đề xuất bỏ phương pháp quản lý xây dựng bằng định mức đơn giá: Qui định về định mức đơn giá đang được Bộ xây dựng chủ trì thiết lập và áp dụng nhiều năm nay, tuy nhiên đã thể hiện nhiều bất cập trong thực tiễn, ngăn cản quá trình phát triển bởi các công nghệ mới rất khó được áp dụng trong các dự án công trình có sự tham gia vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó, chính hệ thống định mức đơn giá gây khó khăn cho Nhà thầu và các chủ đầu tư khi giải trình với các cơ quan thanh tra kiểm toán, mặc dù trước đó dự án đã được đấu thầu cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường.

"Đề nghị chỉ áp dụng qui định về định mức đơn giá trong xây dựng tổng mức đầu tư phục vụ phê duyệt ngân sách dự án; Không áp qui định về dụng định mức đơn giá trong quá trình triển khai đầu tư, mà áp dụng theo hình thức hợp đồng trọn gói trên cơ sở ngân sách đã phê duyệt." văn bản nêu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Đề xuất cơ chế đầu tư theo hình thức BLT tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711640792 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711640792 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10