Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Chính phủ đã xây dựng dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), dự thảo bãi bỏ 12 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Đồng thời, sửa đổi 19 ngành nghề, bổ sung 6 ngành nghề để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành nghề ngày và đảm bảo tính thống nhất với các luật có liên quan.
Đặc biệt, dự thảo bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư. Nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia pháp lý cho rằng, cần xem xét không nên cấm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Thay vào đó, cần bổ sung quy định về dịch vụ kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước quản lý chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.
Có thể bạn quan tâm
14:04, 16/10/2019
11:10, 20/09/2019
10:31, 12/09/2019
06:06, 26/08/2019
11:06, 25/08/2019
Nêu ý kiến việc bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục những ngành nghề cấm đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, cần xem lại một số tỉnh, thành vừa qua kiến nghị gì, một số vụ việc phức tạp như thế nào và xét trên phạm vi cả nước ra sao. Vì muốn thay đổi chính sách thì cần phải có đánh giá cụ thể.
“ Làm như vậy để tránh tình trạng sau khi ban hành luật này lại tiếp tục phát sinh mâu thuẫn mới. Do đó, Bộ Tư pháp và Ủy ban Pháp luật cùng đánh giá tổng kết những điều kiện nằm trong nghị định có còn phù hợp hay không? Tôi đề nghị cần đánh giá thật kỹ vấn đề này”, bà Nga nói.
Nhiều chuyên gia pháp lý cũng cho rằng, việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ xử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, thời gian qua do chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ về các yêu cầu, điều kiện phải tuân thủ đối với hoạt động này nên đã nảy sinh một số trường hợp biến tướng, lạm dụng và có dấu hiệu vi phạm trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Theo ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP HCM, việc điều chỉnh đối tượng này đưa ra khỏi danh mục cấp phép hành nghề kinh doanh là điều hết sức khó khăn, cần phải có thời gian. Chính vì vậy, việc làm lúc này là phải tăng cường quản lý nhà nước, bằng các quy định, quy tắc ứng xử đối với lực lượng này, để làm sao giảm bớt tác động tiêu cực trong hoạt động đòi nợ thuê.
Còn theo luật sư Phạm Ngọc Hưng, Đoàn luật sư TP HCM, việc đòi nợ thuê là nhu cầu có thật của xã hội. Nếu kiến nghị cấm dịch vụ đòi nợ thuê sẽ không ổn và trái luật. Vì luật chỉ cấm những hành vi đòi nợ theo kiểu xã hội đen như đe dọa, khủng bổ gây tác hại đến sức khỏe và tinh thần của người thiếu nợ.
“Có những biến tướng từ dịch vụ đòi nợ thuê mang hình thức xã hội đen thì chúng ta cần có những biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ, chứ không nên theo tư duy cái gì không quản được thì cấm”, ông Hưng bày tỏ.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Hội luật gia TP HCM đánh giá, chúng ta nên tăng cường quản lý, chế tài đã được quy định trong các quy định. Ví dụ, nêu đòi nợ thuê theo hình thức xã hội đen có thể xử phạt theo hình thức gây rối trật tự công công.
Trên thực tế, xã hội luôn vận động và phát triển, nên đôi khi luật chưa đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống, nhất là trong việc quản lý và kiểm soát các loại hình dịch vụ mới. Tuy nhiên, không thể vì không kiểm soát và không quản lý được thì sẽ cấm. Vì xã hội đang có nhu cầu về dịch vụ đòi nợ thuê, đây là điều mà ban soạn thảo cần rà soát nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo luật.