COVID-19: Cảm ơn sự hy sinh nơi đầu sóng

TUẤN VỸ 21/08/2020 05:00

Tham gia “cuộc chiến” chống COVID-19, những người nơi đầu sóng phải chịu nhiều tổn thương để có những đóng góp tích cực về y tế, giành sự an lành cho các bệnh nhân.

Tham gia “cuộc chiến”, những người “chiến sĩ” chẳng rõ ngày được đoàn tụ với gia đình. Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân da diết đành phải gác lại. Nhiệm vụ giành giật sự an lành cho nhân dân thôi thúc những người “chiến sĩ” ấy phải tích cực hành động, để mai kia xua tan “cơn bão”.

Con vi-rút quái ác chẳng dễ dàng buông tha, số ca bệnh mới vẫn tăng lên hằng ngày và đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả một hệ thống, bước đầu có thể nhận thấy đã dần khống chế được dịch. Để có được những thành quả khả quan như hôm nay, nhiều sự hy sinh nơi đầu tuyến không khỏi khiến ta chạnh lòng.

Những y bác sỹ là những anh hùng thực sự trong cuộc chiến chống COVID-19.

Những y bác sỹ là những anh hùng thực sự trong cuộc chiến chống COVID-19.

Từ Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sỹ Huỳnh Quang Đại không quản hiểm nguy tiến về Quảng Nam tham gia tuyến đầu chống dịch COVID-19. Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, những ngày tham gia “cuộc chiến” người bác sỹ ấy vẫn luôn miệt mài chăm lo cho sức khỏe của các bệnh nhân, với một mục tiêu duy nhất, bằng mọi giá phải cứu chữa cho các bệnh nhân mau khỏi bệnh, trở về với cộng đồng.

Ấy thế mà, trong những giờ phút “chiến đấu” nơi xa xứ, tin buồn lại đến với người con ấy. Bố của bác sỹ Đại lâm bệnh nặng nhưng người con lại đang công tác ở xa, chẳng thể kề bên để chăm sóc. Nỗi đau ập đến, nhưng người con ấy chẳng thể làm gì được.

Nhờ có sự hỗ trợ của các bác sỹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bố của bác sỹ Đại được cứu sống kịp thời, tiếp thêm sức mạnh đến nơi đầu tuyến. Nơi hậu phương vẫn luôn nhắn nhủ rằng “Đừng lo, có chúng tôi ở đây”.

Dẫu có chạnh lòng, dẫu có xót xa nhưng người “chiến sĩ” vẫn mạnh mẽ vượt qua, tiếp tục “cuộc chiến” chống COVID-19. “Đã có đồng nghiệp tận tình lo cho ba tôi rồi. Tôi yên tâm ở Quảng Nam điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19” - một lời nói, một lời khắng định từ vị bác sỹ rằng nỗi đau ấy không thể khiến con người gục ngã mà quên đi nghĩa vụ thiêng liêng.

Một chút nhìn lại, dẫu kiên cường đến mấy thì những người con ấy cũng chẳng thể nào dễ dàng nguôi ngoai nỗi đau. Gia đình vẫn là chốn thiêng liêng, vẫn là lẽ sống của một đời người. Tâm trạng “ngồi trên đống lửa” chắc chắn là điều sẽ có, nhưng để mạnh mẽ vượt qua nỗi đau ắt phải có một tinh thần thép, một ý chí vững vàng.

Là vì tinh thần trách nhiệm, vì sự an lành của cả cộng đồng mà gạt đi nước mắt để bước tiếp con đường gồ ghề lắm chông gai. Chẳng ai rõ thời gian sẽ kéo dài tới đâu, nhưng chắc chắn một điều rằng chỉ khi hết dịch thì họ mới có thể yên tâm trở về.

Dân gian nói “lương y như từ mẫu” quả không ngoa. Trong giai đoạn này, chúng ta càng tỏ tường hơn tấm lòng của các vị y bác sỹ. Họ nỗ lực từng giờ để điều trị cho từng bệnh nhân, chiến đấu từng phút để đánh bại con vi-rút quái ác kia. Họ nào đã được nghỉ ngơi!

Hằng ngày với trôi qua với họ vẫn là bộ đồ bảo hộ kín mít chẳng thể nào thoải mái nổi. Trong một môi trường khắc nghiệt nhất phải làm việc với cường độ cao liên tục trong một quãng thời gian dài. Hẳn là họ đã rất mệt. Nhưng có một điều chắc chắn rằng họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc, càng gian nan sẽ khiến những người lính kiên cường hơn. Và niềm tin về ngày mai trời lại sáng luôn được thôi bùng lên trong tâm tưởng của những con người ấy.

Thật đáng khâm phục, thật đáng trân quý và biết ơn!

Cần phải ý thức được rằng, nếu không thể giúp đỡ được cho công tác chữa trị, mỗi cá nhân phải ý thức được việc phòng dịch. Thực hiện tự cách ly và cách ly, tuân thủ ở nhà cũng đã góp phần vào công tác phòng, chống dịch. Hãy “trả ơn” những người lính ấy bằng việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, hãy cổ vũ tinh thần họ bằng những hành động cụ thể của một công dân có trách nhiệm.

Mong rằng

Mong rằng "cơn bão" mau đi qua, để những người "chiến sĩ" được nghỉ ngơi.

Cuộc chiến hãy sẽ còn dài, khó khăn chắc rằng vẫn còn ở phía trước. Và những người nơi đầu sóng luôn là những người chịu nhiều tổn thương nhất. Chỉ mong rằng cơn bão mau đi qua để nỗi lòng của họ được vơi đi.

Xin được gửi lời cảm ơn, tri ân đến “những anh hùng áo trắng”, họ xứng đáng được nhận những điều tốt đẹp nhất. Chúc cho chúng ta sẽ mau chóng thắng được đại dịch. Ngày mai trời sẽ lại sáng!

Cùng nỗi lòng của một người con, đồng chí Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã bày tỏ lòng biết ơn và chia sẻ nỗi buồn với bác sỹ Đại.

Thân chào bác sỹ Đại!

Tôi là Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Được biết ba của bác sỹ phải nhập viện do nhồi máu cơ tim nhưng vì trách nhiệm cao cả và tinh thần hy sinh quên mình cho cuộc chiến chống COVID-19, giành sự sống an lành cho bệnh nhân trên tuyến đầu Quảng Nam, bác sỹ đã không thể về lo cho ba mình được.

Tôi thành tâm chia sẻ nỗi lòng người con hiếu thảo của bác sỹ và vô cùng khâm phục sự hy sinh tình cảm riêng tư để dồn tâm lực cho sự nghiệp chung. Bất kỳ người cán bộ, nhân dân Quảng Nam nào; bất kỳ bệnh nhân nào đang chữa trị tại BVĐK Trung ương Quảng Nam cũng đều rất xúc động và có chung sự khâm phục bác sỹ như tôi. Chúng tôi cầu mong cho ba của bác sỹ sớm bình phục và trở về với gia đình. Chúc bác sỹ vượt qua nỗi đau để yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Chúng tôi luôn bên cạnh bác sỹ.

Xin chân thành cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm

  • TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 10-16/8: COVID-19 bùng phát: Khẩn thiết! Ai đâu, xin ở yên đó

    TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 10-16/8: COVID-19 bùng phát: Khẩn thiết! Ai đâu, xin ở yên đó

    05:00, 16/08/2020

  • Giữa tâm dịch COVID-19: Hãy ở nhà !

    Giữa tâm dịch COVID-19: Hãy ở nhà !

    11:05, 15/08/2020

  • Tâm tư bệnh nhân COVID-19: “Đừng đồn đoán về chúng tôi”

    Tâm tư bệnh nhân COVID-19: “Đừng đồn đoán về chúng tôi”

    15:00, 10/08/2020

  • Nhật ký từ tâm dịch:

    Nhật ký từ tâm dịch: "Lạc quan để vượt qua những ngày bão giông"...

    15:00, 09/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
COVID-19: Cảm ơn sự hy sinh nơi đầu sóng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO