Cấm xây nhà ở trên đất lấn sông

HƯƠNG THU thực hiện 28/10/2019 12:15

Chính quyền TP Đà Nẵng cấm không cho xây nhà ở, công trình trên diện tích đất đắp lấn sông Hàn là một quyết sách xác đáng.

Trao đổi với Báo DĐDN, Kỹ sư trưởng Trần Dân - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường TP Đà Nẵng, Giám đốc Trung tâm Cầu đường Đà Nẵng cho rằng, việc lấn sông Hàn cũng như một số công trình xây dựng ở 2 bên cầu Thuận Phước sẽ ảnh hưởng về mặt thủy văn, dòng chảy, lâu dài gây xoáy lở cho hạ bộ cầu.

Kỹ sư trưởng Trần Dân, PCT Hội KHKT Cầu đường TP Đà Nẵng khẳng định việc lấn sông Hàn để xây dựng ông trình ở 2 bên cầu Thuận Phước sẽ ảnh hưởng về mặt thủy văn, dòng chảy, lâu dài sẽ gây xoáy lở hạ bộ của cầu.

Kỹ sư trưởng Trần Dân - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường TP Đà Nẵng, Giám đốc Trung tâm Cầu đường Đà Nẵng

- Vừa qua, các dự án lấn sông Hàn gần chân cầu Thuận Phước khiến các nhà khoa học và người dân vô cùng hoang mang. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Với các dự án lấn sông ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu của các công trình phụ trợ và “tuổi thọ” của cầu Thuận Phước.

Chính thức đưa vào vận hành và sử dụng từ năm 2008, cầu Thuận Phước có kết cấu là cầu dây võng, dầm cầu và mặt cầu bên dưới bằng thép giống cầu Thăng Long (Hà Nội), trên cùng của mặt cầu có một lớp bê tông nhựa, hiện nay cầu Thuận Phước hỏng mặt trên của lớp bê tông nhựa (mặt xe chạy) chứ không hỏng phần dưới.

Theo thiết kế, hệ thống dầm cầu Thuận Phước được làm bằng thép nên dễ gây biến dạng trong quá trình chịu nhiệt của thời tiết so với cầu bê tông do đó làm cho kết cấu mặt đường bị nứt, dưới tác dụng của bánh xe sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc làm phá hoại mặt cầu.

Vấn đề này hiện nay đang gây “đau đầu” cho các nhà thiết kế và thi công kể cả tại Hà Nội và TP Đà Nẵng vì đang trong quá trình nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An “thả nổi” các công trình lấn biển

    14:43, 03/07/2019

  • Đà Nẵng: Kiên quyết xử lý các công trình lấn biển

    07:30, 24/07/2019

  • Đảo Lý Sơn và nỗi lo dự án lấn biển

    05:00, 16/01/2019

  • Thận trọng với lấn biển

    06:15, 21/08/2017

Thực tế việc lấp sông làm dự án dọc 2 bên bờ sông Hàn đã làm dòng chảy thay đổi, tốc độ nước tăng lên (nhất là vào mùa lũ) gây xoáy lở mố cầu và trụ cầu.

Còn việc xoáy lở như thế nào thì năm 2018 đã xảy ra hiện tượng xoáy lở về phía Đông của trụ cầu Thuận Phước và đã được các cơ quan liên quan khắc phục. Năm nay còn đang chờ hiện trạng thời thiết ra sao sẽ tiếp tục xử lý.

- Vậy cơ sở nào khẳng định việc ảnh hưởng của các dự án lấn sông Hàn gây “tổn hại” đến cầu Thuận Phước, thưa ông?

Có một điều trùng hợp là hiện tượng xoáy lở diễn ra ở phía Đông cầu Thuận Phước trùng với hướng các dự án lấn sông bị các nhà khoa học và dư luận bất bình lên án trong thời gian qua.

Các dự án lấn sông dứt khoát đã ảnh hưởng đến hai bên lưu vực sông, dòng chảy và mố chân cầu Thuận Phước, còn việc ảnh hưởng như thế nào còn phải theo dõi theo thời gian.

ác chuyên gia khuyến cáo việc mua đất, xây nhà trên các dự án lấn sông Hàn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

Các chuyên gia khuyến cáo việc mua đất, xây nhà trên các dự án lấn sông Hàn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

Bắt đầu 2018 đã bị rồi, ảnh hưởng của dự án lấn sông Hàn đã khiến mố cầu phía Đông xoáy lở phần đất đắp quanh mố cầu và hiện tượng đó đang có khảo sát và nghiên cứu cụ thể.

Về lâu dài, những dự án xung quanh cầu Thuận Phước vẫn phải tiếp tục quan sát và theo dõi vì đã thu hẹp dòng chảy.

- Nếu các căn cứ khoa học chứng minh việc các dự án lấn sông gây ảnh hưởng đến dòng chảy cũng như yếu tố kỹ thuật của cầu Thuận Phước, vậy phương án đề xuất phải xử lý thế nào, thưa ông?

Nếu cứ tiếp tục xảy ra hiện tượng xoáy lở nhiều thì năm 2020 buộc lòng phải phá các diện tích đất đổ, đắp lên thành dự án để tránh nguy hại. Bây giờ TP chưa cho phá vì chưa có căn cứ chứng minh, còn những nhà kỹ thuật về cầu, đường thì muốn phá.

Vừa qua TP chủ trương “biến” những diện tích đất đổ thuộc dự án bên phía bờ sông thành công viên, nếu sau này chứng minh dự án đó không ảnh hưởng đến sông Hàn và cầu Thuận Phước thì để đó làm công viên công cộng phục vụ người dân, còn nếu ảnh hưởng thì bắt buộc phải đào diện tích đất làm dự án đi, trả lại nguyên trạng cho 2 bên lưu vực sông Hàn.

Cái người dân nhìn thấy hằng ngày trên cầu Thuận Phước chủ yếu là phần mặt cầu, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến việc đánh giá tuổi thọ của cầu như: sức chịu, độ võng…

Hiện nay người dân không nên lo và không cần phải lo về kết cấu cũng như độ bền của cầu Thuận Phước. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là bảo vệ lòng (dòng) sông khỏi tác động đến dòng chảy đến tránh gây ảnh hưởng đến mố chân trước và sau cầu cầu Thuận Phước.

Trước mắt, chính quyền TP đã cấm không cho xây nhà ở, công trình trên diện tích đất đắp lấn sông là một quyết sách xác đáng.

- Vâng! Xin cảm ơn ông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cấm xây nhà ở trên đất lấn sông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO