Cấm xe kiểu “vô cảm” trên tỉnh lộ 353

Vũ Lan 15/04/2018 11:23

Ngày 15/12/2017, Sở GTVT Hải Phòng cấm xe tải trên 7,5 tấn lưu thông trên tỉnh lộ 353 để phục vụ sửa chữa, cải tạo nâng cấp. Thế nhưng 4 tháng qua, việc sửa chữa không hề khởi động mà đường vẫn cấm khiến cho hàng trăm doanh nghiệp khốn khổ.

Hàng chục doanh nghiệp thường xuyên phải chở hàng trên tỉnh lộ 353 vô cùng bức xúc và cảm thấy khó hiểu về việc cấm đường này có phải do Sở GTVT Hải Phòng “vô cảm” hay cố tình tạo cơ chế xin - cho?

p/Gần 4 tháng nay không sửa đường nhưng vẫn cấm

Gần 4 tháng nay không sửa đường nhưng vẫn cấm

Tạo cơ chế xin - cho?

Các doanh nghiệp thất vọng với cách tham mưu của Sở GTVT và cách giải quyết “ậm ừ” của lãnh đạo TP Hải Phòng. Bởi tỉnh lộ 353 là con đường huyết mạch dẫn vào KCN Đồ Sơn, nơi có hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, chưa kể hai bên tuyến đường cũng có tới hàng chục các doanh nghiệp khác.

Ông Giang Quang Huy – Đại diện chi nhánh Công ty TNHH Damco Việt Nam tại Hải Phòng bức xúc, hiện nay chúng tôi sử dụng 3 kho hàng đóng trên địa bàn phường Hải Thành, quận Dương Kinh với sản lượng khai thác trung bình 980 container ra vào hàng tháng. Hoạt động vận tải container là hoạt động chính của Công ty (chiếm 55% tỷ trọng dịch vụ của Công ty). Việc đặt biển cấm đối với các phương tiện vận tải trên 7,5 tấn lưu thông trên tỉnh lộ 353 đang khiến chúng tôi phải thêm chi phí và thời gian rất vô lý.

  Từ khi cấm đường, lái xe phải đi đường vòng tốn thời gian, chi phí thêm khoảng 400.000 đồng/chuyến (bao gồm tiền dầu, tiền phí đường và tiền tăng chi phí lao động cho lái xe)".

Mặc dù UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo Công an thành phố và các ban ngành tạo điều kiện, cấp giấy phép tạm thời cho các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 353. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc cấp phép tạm thời cho một số phương tiện là gây khó cho doanh nghiệp, bởi phương tiện vận tại của họ ở nhiều địa phương khác nhau và không thể cố định. Thành phố yêu cầu phải xin giấy phép đối với tất cả các đơn vị vận chuyển thực sự là việc bất khả thi đối với doanh nghiệp. Điều này đã hình thành cơ chế xin – cho.

Ông Bùi Ngọc Hiếu - GĐ Cty CP kho vận TM và vận tải Hải Long bức xúc: "Chúng tôi có đơn hàng vận chuyển từ Công ty TNHH Aroma Bay Candles tại phường Hưng Đạo (quận Dương Kinh) đến cảng Đình Vũ và một số nơi khác. Từ khi cấm đường, lái xe phải đi đường vòng tốn thời gian, chi phí thêm khoảng 400.000 đồng/chuyến (bao gồm tiền dầu, tiền phí đường và tiền tăng chi phí lao động cho lái xe)".

Bà Đào Thị Ánh – TGĐ Công ty CP xây dưng công trình giao thông và cơ giới cho biết, Công ty là chủ đầu tư dự án xây dựng khu nhà xưởng cho thuê Hải Thành tại phường Hải Thành, Dương Kinh. Hiện nay, dự án đã thu hút được 17 doanh nghiệp 100% vốn FDI đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc… Các doanh nghiệp trong khu nhà xưởng đều là doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu 100% nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa là rất lớn. Để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa, Công ty đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp phép cho các phương tiện được phép lưu thông trên tỉnh lộ 353. Tuy nhiên, việc này gây nhiều hệ lụy tiêu cực trong mắt doanh nghiệp FDI.

Lúng túng phương án tháo gỡ

Tại buổi đối thoại doanh nghiệp định kỳ ngày 10/4, Ông Đặng Thế Lưỡng – Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp quận Hải An bức xúc, sửa đường mà cấm đường làm đình trệ sản xuất kinh doanh. Nhưng việc đường chưa xác định được thời gian thi công mà đã cắm biển cấm thì không thể chấp nhận được. Thực tế, việc cấm đường đang gây ra phiền hà cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp muốn đi vào đường cấm phải xin giấy phép. Như vậy có phải là hành động đi ngược chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp kinh doanh phát triển không?

Hiệp hội thay mặt các doanh nghiệp đề nghị UBND thành phố tạm thời cho doanh nghiệp không phải xin giấy phép vào đường cấm. Trong thời gian chưa tiến hành sửa đường, Sở GTVT nên tiến hành nhổ bỏ các biển cấm đối với xe tải trên 7,5 tấn trên tuyến đường 353. Khi xác định được chính xác thời gian sửa chữa nên thông báo cho doanh nghiệp, và cần có phương án phân luồng cụ thể. Thay vì sửa đường ban ngày Sở GTVT nên tổ chức làm đêm và chia đôi luồng cho xe đi lại.

Ông Huang Cheng Hung – TGĐ Công ty CP công nghiệp nhựa Phú Lâm bày tỏ, Công ty Phú Lâm được thành lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp ủng hộ việc cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 353 nhưng Sở GTVT cần thực hiện phân luồng hợp lý. Việc cấm đường vô thời hạn thực sự đẩy doanh nghiệp vào tình thế vô cùng khó khăn. Ông Huang Cheng Hung đề xuất, TP cho phép xe của các doanh nghiệp thuộc KCN Đồ Sơn, Dương Kinh được phép lưu thông trên tỉnh lộ 353 khi xuất trình được các loại giấy tờ như lệnh vận chuyển hàng hóa, hóa đơn chở hàng… chứ không nhất thiết phải xin giấy phép về thời gian hoạt động cụ thể đối với các loại xe tải trọng lớn.

Cũng tại buổi đối thoại doanh nghiệp 10/4, sau khi lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp quận Hải An, ông Nguyễn Văn Thành – Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho rằng, kiến nghị của doanh nghiệp là hoàn toàn xác đáng. Sở GTVT Hải Phòng cần rà soát, xem xét kiến nghị của doanh nghiệp để có phương án tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cấm xe kiểu “vô cảm” trên tỉnh lộ 353
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO