[CẢM XÚC XUÂN] Cái Tết của người Tày

Diendandoanhnghiep.vn Mỗi năm, người Tày ăn nhiều cái tết như Tết Nguyên Đán, tết Thượng Nguyên (rằm tháng giêng) hay là Tết cơm mới (10 tháng 10). Nhưng, cái Tết Nguyên Đán luôn là quan trọng nhất trong năm.

>>>[CẢM XÚC XUÂN] Ấm no vẫn có tương bần

Tết Nguyên Đán trong tiếng Tày gọi là “bươn chiêng pi mâứ”. Khi những cánh đào phai hé nở khoe sắc, báo hiệu mùa xuân về cũng là lúc đồng bào người Tày phía Bắc lại nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Cũng như hầu hết các dân tộc khác, đối với người Tày, Tết Nguyên Đán là lễ tết quan trọng nhất trong năm. Người Tày ăn Tết Nguyên Đán bắt đầu từ 26, 27 tháng 12 âm lịch và kéo dài qua rằm tháng Giêng.

Tết Nguyên Đán là lễ tết quan trọng nhất trong năm đối với người Tày ở Tây Bắc.

Tết Nguyên Đán là lễ tết quan trọng nhất trong năm đối với người Tày ở Tây Bắc.

Chiều 30 tết, người trai trong nhà sẽ đi vào rừng lấy Mạy Néo (cây Nêu) cho gia đình. Mạy Néo được chọn từ cây tre hoặc trúc. Tuỳ theo khoảng rộng của sân và vóc dáng ngôi nhà mà chọn Mạy Néo to hay nhỏ cho phù hợp, miễn là cây đó phải thẳng đẹp, gióng đều, tròn lẳn, ngọn phải có túm lá toả sum suê. Mạy Néo được trang trí bằng 10 cọng rơm hoặc cỏ tranh bện lại thành một vòng tròn dài trên đó có dàn giấy tiền vàng rồi treo lên. Theo quan niệm của người Tày vòng rơm dán tiền vàng này là để trừ tà và mừng tuổi cho khách đến chơi nhà trong những ngày tết. Sau khi trồng và trang trí Mạy Néo xong thì thắp dưới chân Mạy Néo 3 nén hương, đến khi nào hoá vàng thì hạ Mạy Néo.

>>>[CẢM XÚC XUÂN] Tĩnh mịch chiều đông Lôi Âm

>>>[CẢM XÚC XUÂN] Khám phá thác Bản Giốc dịp Tết

Sau một năm lao động vất vả thì đồng bào dân tộc Tày thường mổ lợn, mổ dê để ăn tết. Các món ăn trong những ngày tết cũng phong phú hơn ngày thường. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món. Trên mâm cỗ bày biện những món ăn truyền thống đặc sắc. Nào là thịt nộm: Bước đầu tiên là nướng thịt, thịt nướng mỗi miếng to bằng bàn tay kẹp thanh tre nướng trên bếp than hồng đến khi miếng thịt vàng xộm sẽ mang ra thái lát mỏng sau đó được trộn nước cốt chanh, ớt, rau mùi, nêm nếm vừa ngon là được. Nào là thịt nướng:Thịt được ướp kèm ít hạt dổi, mẻ, mắm muối rồi đem xiên que tre. Thịt chín, mùi hạt dổi thơm lừng, miếng thịt vàng ruộm, cháy cạnh, mùi vị vô cùng đặc trưng. Ngoài ra còn có thịt chua, nem rán, thịt sấy, lạp sườn và không thể thiều món canh măng bởi đời sống cảu họ luôn gắn với núi rừng Tây Bắc.

Người Tày thường gói bánh chưng, bánh gù vào Tết Nguyên Đán.

Người Tày thường gói bánh chưng, bánh gù vào Tết Nguyên Đán.

Trong những ngày giáp tết là không khí tết rộn ràng khắp thôn bản. Các bà, các mẹ lại tất bật gói bánh chưng, bánh gù. Bánh chưng của người Tày không gói hình vuông mà gói thành hình trụ tròn dài theo quan niệm của người Tày tính âm dương được thể hiện từ cách xếp lá và cách buộc lạt. Hai lá đặt tráo đầu đuôi, hai mặt trái úp vào nhau đến việc buộc lạt theo các số lẻ 5 hoặc 9. Những con số lẻ tuân theo quy luật tuần hoàn sinh - lão - bệnh - tử - sinh, nghĩa là luôn luôn có sự sống, phát triển. Còn bánh gù là để tượng trưng cho người phụ nữ vùng cao với cái Lù Cở trên lưng để cống hiến và phụng sự.

Ngoài bánh trắng thông thường người Tày còn gói bánh gio màu đen. Bánh chưng đen là một biểu hiện tiêu biểu về sự cân bằng âm dương trong đời sống tâm linh của người Tày bởi lẽ xưa kia trên vùng núi cao Tây Bắc thiếu muối, tổ tiên đi rừng chặt phần thân cây muối già, đem về cạo vỏ, phơi khô, đốt thành tro và dùng loại tro này thay muối biển. Màu đen trong bánh chưng tạo nên bằng cách trộn tro cây muối với gạo nếp. Khi chín, bánh có vị đậm đà, thoang thoảng hương cây rừng. Bên cạnh bánh chưng bánh gù thì các món khầu xà(chè lam), khẩu sli (chè kho) cũng được sửa soạn, bày biện lên mâm cúng.

Trước giao thừa, mỗi nhà người Tày đều cắm ché lang (Ché Lang thường được làm bằng cành lá cây Núc Nác) ở cổng, cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm.

Trước giao thừa, mỗi nhà người Tày đều cắm Ché Lang làm bằng cành lá cây Núc Nác ở cổng, cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm.

Trước giao thừa, mỗi nhà người Tày đều cắm ché lang (Ché Lang thường được làm bằng cành lá cây Núc Nác) ở cổng, cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm. Người Tày quan niệm ché lang sẽ xua đuổi tà ma đến quấy nhiễu trong thời khắc đón giao thừa. Điều đặc biệt không thể thiếu là trong bếp của mỗi gia đình người Tày đều phải có một khúc cây Núc Nác. Người Tày quan niệm, trong cây núc nác có vị thần sẽ phù hộ, bảo vệ gia đình khỏi ma quỷ. Đến rằm tháng Giêng, các bà các mẹ sẽ buộc vào thân cây vài chiếc bánh gio đưa “thần” về rừng. Sau đó là lễ cúng Thần Rừng…..

Trong ngày mùng 1 tết, người Tày kiêng ra khỏi nhà. Người Tày quan niệm, mùng 1 kiêng đến nhà người khác để tránh mọi rủi ro. Bắt đầu từ mùng 2 tết, con cháu sẽ sang nhà hai bên nội, ngoại để chúc tết. Lễ mang theo gồm gà trống thiến, 2 cặp bánh chưng, 1 chai rượu, bánh kẹo làm quà tết.

Trong những ngày đầu năm mới, bản làng tràn ngập sắc xuân. Các hoạt động văn hóa truyền thống diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như: lễ hội ném còn, đánh yến, đánh quay… Tiếng hát then, hát cọi mời bạn khiến bản làng tươi vui, rộn ràng hơn. Họ cùng chia sẻ những niềm vui trong năm cũ và chúc cho năm mới sẽ có nhiều may mắn, bình an!

Bài viết tham gia CẢM XÚC XUÂN gửi về hòm thư doanhien@dddn.com.vn. Tác phẩm phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút.

Lưu ý: Bài viết bao gồm thông tin tác giả, địa chỉ thường trú và số điện thoại để Ban Biên tập liên hệ khi cần.

Trân trọng cảm ơn!          

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [CẢM XÚC XUÂN] Cái Tết của người Tày tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714147290 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714147290 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10