CẢM XÚC XUÂN: Những bài học từ tự truyện của “ông hàng phở”

Diendandoanhnghiep.vn Mỗi khi thưởng thức món ăn mang đậm hồn quốc túy vào dịp Tết, tôi lại nhớ đến những thông điệp tích cực từ quyển tự truyện tiếng Việt lẫn tiếng Anh của “ông hàng phở” - Lý Quí Trung.

Tác giả

Tác giả Lê Tấn Thời (Giáo viên trưởng THCS Nguyễn Đăng Sơn, Chợ Mới, An Giang)

Khi thưởng thức món phở, đặc biệt là mỗi dịp xuân về những cung bậc cảm xúc lại đan xen trong tôi không chỉ vì đậm đà hương vị ẩm thực quê hương mà qua đó tôi có được những bài học thật ý nghĩa trên bước đường đời từ quyển tự truyện “Bầu trời không chỉ màu xanh” của  Lý Quí Trung, người đồng sáng lập thương hiệu phở 24 nổi tiếng một thời.

Suy nghĩ, ý tưởng của mình cũng giống như các hạt giống và cần có thời gian để lớn dần. Với mơ ước muốn xây dựng thương hiệu, chuỗi nhà hàng giống như người Mỹ, người Úc, người Nhật được tác giả gieo vào đầu mình trong thời gian dài và trải qua những thăng trầm của cuộc sống mới thực hiện được đó là xây dựng thương hiệu phở 24 theo phong cách hiện đại phù hợp với xu hướng kinh doanh của thế giới.

Để vươn tới những thành công, con người phải tích lũy kiến thức trong nhiều lĩnh vực cùng với những kỹ năng mềm. Những trang viết về những tháng ngày tác giả làm bartender tại khách sạn Travelodge, tham gia những hoạt động ngoại khóa tại đại học Tây Sydney hay những buổi hát karaoke cùng với ông chủ Hội đồng quản trị Saigon Star… chính là những bài học tôi thẩm thấu trong công việc của chính mình.

Có những chuyện trong cuộc sống không như ý muốn nhưng phải biết chấp nhận và tìm ra những giải pháp tích cực. Tất cả những thành tựu mà ta thấy được bắt nguồn từ những thứ đơn giản, nhỏ nhặt. Những đường lối, khuôn khổ theo lối mòn bấy lâu nay nên được linh hoạt thay đổi dần đế hướng đến những gì mới mẻ, tự do, ngoài qui tắc bình thường nhưng thích nghi với xã hội hiện đại.

Tư duy hướng đến việc dạy và học tiếng Anh theo hướng tiếp cận với cuộc sống được tôi thực thi vào trong các tiết dạy qua việc thiết kế những bài giảng theo hướng thực hành kĩ năng với những hoạt động học tập như: Trò chơi, diễn kịch, Talk Show... để học trò mình nắm vững kiến thức và trau dồi kĩ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn cho học trò mình những phương pháp tự học đạt hiệu quả.

Dần dần, không ít học trò tôi có được sự tự tin với vốn tiếng Anh của mình khi mạnh dạn trò chuyện với người nước ngoài, tham gia hội thi hùng biện tiếng Anh hay những kì thi đánh giá chuẩn năng lực tiếng Anh theo hướng quốc tế và đạt kết quả tốt. Với những học sinh ở vùng nông thôn, nỗ lực và thành quả của các em thật đáng ghi nhận và khích lệ và quan  trọng hơn nữa đó là tôi đã truyền cảm hứng để vẽ lên một bức tranh của tương lai và thôi thúc học trò mình lao về phía nó với những mục tiêu cao và xa hơn.

Tôi tìm thấy hiệu ứng tích cực qua sự tiến bộ của học sinh. Động lực thành công của các em đã khích lệ tôi cố gắng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và phần thưởng xứng đáng của những nỗ lực ấy là được chọn tham gia một khóa học để nâng cao trình độ và nghiệp vụ ở nước ngoài.

Trong kinh doanh, chiếm được lòng tin khách hàng là giá trị vô hình mang lại lợi nhuận rất lớn. Lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến đóng góp tích cực của khách hàng để thay đổi chính là phương châm thành công của chuỗi cửa hàng phở.

Ở góc độ giáo dục hiện nay, việc dạy học không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà người thầy phải  thổi hồn vào bài giảng để giúp học sinh có được động lực học tập. Sự năng động và sáng tạo của người giáo viên là tạo niềm hứng khởi đối với học sinh qua môn học mình phụ trách.

Một điều quan trọng nữa đó là giáo viên phải làm sao cho học trò thể hiện được mình trong từng tiết dạy. Hay nói đúng hơn là người thầy phải hiểu được học trò mình để giúp các em phát huy năng lực  trong học tập cho dù là học sinh giỏi hay trung bình, yếu, kém.

Môi trường học tập thuận lợi không những giúp học sinh có được động cơ tập mà còn giúp các em hình nhân cách, kỹ năng sống  bởi vì những tình huống thực tế hàng ngày chính là những bài học sâu sắc về kỹ năng sống cho học sinh. Sự hợp tác tích cực giữa thầy và trò sẽ là một yếu tố quan trọng trọng giáo dục. 

Tôi luôn xem học trò mình là những đối tác như trong thương mại. Hiểu được tâm lý, nhu cầu và làm thế nào để đối tác thấy được lợi ích của mình chính điều này sẽ  mang lại sự thành công cũng như chỉ cần có một ý tưởng hay thì gần như đã kiếm được tiền!

Ở góc độ ẩm thực, phở là món ăn được chế biến cầu kỳ. Thật khó để bình chọn cho món ăn này bởi vì với những bí quyết, kinh nghiệm  người nấu đều có những sáng tạo để mang đến cho thực khách những hương vị vừa đa dạng vừa tinh tế.

Với riêng mình, khi thưởng thức món ăn mang đậm hồn quốc túy vào dịp Tết, tôi lại nhớ đến những thông điệp tích cực nuôi dưỡng tâm hồn vui vẻ, yêu đời và làm việc tốt hơn từ những gì mình cảm nhận được từ quyển tự truyện tiếng Việt lẫn tiếng Anh của “ông hàng phở” - Lý Quí Trung.

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” nhằm ôn cố tri tân về mùa xuân; về thiên nhiên, con người, xã hội, và các vấn đề nóng bỏng của đất nước, địa phương bằng tinh thần hân hoan để tiễn biệt năm cũ, chào đón năm mới 2021.

Bài vở xin gửi về email: camxucxuan@dddn.com.vn.

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CẢM XÚC XUÂN: Những bài học từ tự truyện của “ông hàng phở” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714060793 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714060793 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10