CẢM XÚC XUÂN: Tết miền Tây!

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 01/02/2022 17:16

Tết miền Tây không chỉ dừng lại ở việc gia đình sum họp, mà còn mang đậm nét văn hóa của cộng đồng dân cư miền Châu thổ với sự giao thoa tập quán của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer.

>>CẢM XÚC XUÂN: Buôn đào Tết - Đánh bạc với trời!

Độc đáo của Tết miền Tây

Mặc dù phong tục ngày tết miền Tây có đôi chút khác so với miền Bắc, nhưng chung quy vẫn giữ được sự chỉn chu, tươm tất, độc đáo và dân dã. Tết là dịp để gia đình đoàn tụ, sum họp, cùng nhau gặp gỡ thưởng thức bánh mứt, chia sẻ những điều đã gặp phải trong năm và gửi đến nhau những lời chúc chứa chan tình cảm, hạnh phúc, bình an và đủ đầy.

Tết miền Tây mang đậm nét văn hóa của cộng đồng dân cư miền Châu thổ với sự giao thoa tập quán của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer

Tết miền Tây mang đậm nét văn hóa của cộng đồng dân cư miền Châu thổ với sự giao thoa tập quán của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer

Đặc biệt, phong tục ngày Tết miền Tây mang đậm nét văn hóa của cộng đồng dân cư miền Châu thổ với sự giao thoa tập quán của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer. Tết miền Tây không chỉ độc đáo bởi là những ngày lễ cổ truyền của dân tộc mà còn là dịp để bà con quanh năm bươn chải trở về quê hương, để các thành viên trong gia đình sum họp, dành cho nhau những lời chúc yêu thương nhất.

Ông Nguyễn Thanh Nhã, người dân TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ, để có được những ngày vui Tết trọn vẹn thì trước những ngày cận Tết, không khí tại các tỉnh miền Tây dường như sôi động hơn những ngày thường, mọi người đều trở nên bận rộn hơn, chạy đôn chạy đáo để chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết tươm tất cũng như phải đầy đủ lễ nghi lưu truyền bao đời.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Cũng theo ông Nhã, theo quan niệm xa xưa, việc dọn dẹp trang hoàng nhà cửa không chỉ giúp sạch sẽ, tươm tất hơn mà còn là để xóa đi những điều xấu trong năm cũ. Nhà cửa ngăn nắp, sáng ngời còn mang phước lộc vào nhà. Do đó, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, hầu như nhà nào cũng bắt đầu dọn dẹp, lau chùi hết mọi ngóc ngách trong nhà, vứt bỏ những món đồ cũ, sắm sửa thêm những món đồ mới cho không gian trong nhà được sáng sủa, tươi mới hơn.

bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, hầu như nhà nào cũng bắt đầu dọn dẹp, lau chùi hết mọi ngóc ngách trong nhà, vứt bỏ những món đồ cũ, sắm sửa thêm những món đồ mới cho không gian trong nhà được sáng sủa, tươi mới hơn.

Bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, hầu như nhà nào cũng bắt đầu dọn dẹp, lau chùi hết mọi ngóc ngách trong nhà, vứt bỏ những món đồ cũ, sắm sửa thêm những món đồ mới cho không gian trong nhà được sáng sủa, tươi mới hơn.

Ông Sáu Long, người dân huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, thì cho rằng, trong Tết miền Tây, cây mai và hoa trưng tết có lẽ là những hình ảnh không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ. Bà con sẽ rủ nhau lặt lá (vặt lá) mai vào ngày 15 -16 (tháng Chạp). Sở dĩ lặt lá vào khoảng thời gian này sẽ giúp mai nở bông vào đúng ngày Tết. Bên cạnh lặt mai, bà con còn trồng xung quanh nhà những chậu bông cúc đồng tiền, cúc mâm xôi, hoa mào gà rực rỡ sắc màu, vừa tạo sinh khí vừa làm chỗ cho con cháu chụp hình Tết.

Tiếp đến, khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp con cháu trong gia đình sẽ đi thăm, quét dọn mồ mả ông bà tổ tiên. Họ thường mang theo trái cây, nhang đền để cúng và mời ông bà về nhà mình ăn Tết. Đây chính là phong tục ngày Tết miền tây phổ biến thể hiện lòng thành kính, hiếu đạo với ông bà, tổ tiên, những người đã mất.

>>CẢM XÚC XUÂN: Tranh Hàng Trống và thú chơi tranh ngày Tết của người Hà Nội

Tục lệ đưa ông Táo về trời

Cũng theo ông Sáu Long, theo phong tục ngày Tết miền Tây, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày tiễn đưa ông Táo về trời, báo cáo những điều gia chủ đã làm được trong một năm vừa qua và nhờ ông Táo xin cho gia chủ thêm nhiều điều may mắn cho năm mới. Từ sáng sớm, các chị các mẹ sẽ ra chợ mua những nguyên liệu tươi ngon nhất về làm mâm cơm tiễn Táo về trời. Trong đó nhất định phải có chè trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc sẽ trôi chảy, thuận lợi.

Ngoài ra không quên mua cá chép về thả dưới sông để làm phương tiện cho ông Táo về trời. Sau ngày đưa ông Táo về trời sẽ đến ngày đưa các vị thần khác về trời vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch, đến ngày 25 tháng Chạp âm lịch sẽ là ngày tiễn đưa ông bà tổ tiên về trời.

Bên cạnh đó, phong tục bày mâm ngũ quả cúng ông bà cũng khá đặc sắc, trong đó có pha trộn một chút vùng miền.

Theo phong tục, ngày Tết miền Tây cũng trưng mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, ở mỗi nơi đều sẽ có chọn lựa những loại trái cây khác nhau nhưng chung quy vẫn phải có năm loại trái tượng trưng cho năm màu sắc của ngũ hành với mong muốn một năm mới thuận lợi, bình an, may mắn. Bên cạnh đó còn có một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Mâm ngũ quả Tết của người dân miền Tây

Mâm ngũ quả Tết của người dân miền Tây

Theo ông Sáu Long,  ở miền Tây thì bà con sẽ sử dụng năm loại trái mãng cầu, dừa xiêm, đu đủ, xoài, sung với ý nghĩa “cầu – vừa – đủ – xài – sung”, nguyện năm mới gia chủ sẽ có thêm nhiều của cải đủ xài, gia đình sung túc ngày càng đi lên, sung sướng, đủ đầy. Bà con cũng sẽ kiêng kị sử dụng những loại trái có ý nghĩa không tốt như chuối (chúi xuống), lê (lê lết), sầu riêng (buồn bã), cam quýt (quýt làm cam chịu)

Còn theo ông Lật, TP Châu Đốc tỉnh An Giang, chia sẻ: Trong những ngày Tết ở miền Tây có những món ăn phải có để thể hiện theo phong tục. Trong đó, đầu tiên phải kể đến món bánh tét (bánh chưng dài), món bánh truyền thống của người miền Tây Nam Bộ. Đây là món bánh không thể thiếu trong những ngày lễ Tết, đặc biệt là ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Bà con miền Tây thường nấu bánh tét vào tối ngày 29 Tết, cả gia đình tụ họp vừa gói, vừa nấu, vừa canh nổi bánh tét suốt cả đêm thực sự rất vui – ông Lật chia sẻ.

Bên cạnh bánh tét, thịt kho hột vịt (trứng vịt), cũng là món đặc trưng của ngày Tết miền tây

Bên cạnh bánh tét, thịt kho hột vịt (trứng vịt), cũng là món đặc trưng của ngày Tết miền tây

Bên cạnh bánh tét, thịt kho hột vịt (trứng vịt), cũng là món đặc trưng của ngày Tết miền tây. Vừa để cúng ông bà, vừa để gia đình ăn và đãi khách. Chọn món thịt kho hột vịt khổng chỉ nhằm mục đích để lâu, không hư hỏng trong những ngày tết, mà đây còn là món ăn với ý nghĩa vuông tròn vẹn toàn, mang lại nhiều may mắn, sung túc cho gia chủ trong năm mới.

Ăn kèm với bánh tét, thịt kho hột vịt còn có nồi canh khổ qua với ý nghĩa mong muốn mọi điều khó khăn trong năm cũ đều qua đi, năm mới sẽ có thêm nhiều điều tốt lành. Củ kiệu tôm khô giúp mâm cơm có thêm nhiều màu sắc và bớt ngán khi có quá nhiều món dầu mỡ.

Trước 29 tết, các lu, hũ chứa gạo, muối, nước phải được đổ đầy để mong một năm mới được đầy đủ. Người dân dọn dẹp nhà sạch sẽ trước Tết và kiêng quét rác trong 3 ngày tết, vì quét rác đồng nghĩa quét bỏ đi hết lộc trong nhà.

Không được mặc quần áo đen trắng hay làm vỡ đồ đạc… vì đó đều tượng trưng cho những điều không may mắn. Con cháu phải về kịp trước lúc giao thừa nếu không năm sau sẽ phải vất vả ngược xuôi. Khách đến nhà được gia chủ mời cơm thì không nên từ chối để tránh hiềm khích về sau.

Đón giao thừa và làm lễ cúng tổ tiên

Theo ông Lật, giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trước giây phút giao thừa, mọi người thường chuẩn bị một mâm cơm cúng gia tiên đồ sộ, gồm đầy đủ các vật phẩm như gà cúng, xôi, chè, bánh tét, trái cây,… để mời ông bà về ăn tết cùng với gia đình. Điều này thể hiện giá trị đạo đức quý báu của của người Việt, nhắc nhở con cháu biết gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn, không được quên nguồn gốc, ông bà tổ tiên.

Thời khắc giao thừa đến, cả nhà lại quây quần bên nhau, chia sẻ mọi buồn vui của năm cũ, cùng thưởng thức những món ăn ngon giúp gạt bỏ mọi ưu phiền và thắt chặt thêm tình thâm.

Chúc Tết và lì xì đầu năm: Không chỉ là phong tục ngày Tết miền Tây truyền thống, đây còn là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”, vào những ngày Tết. Trong gày Tết, con cháu sẽ quây quần chúc thọ ông bà, mừng tuổi mẹ cha, mong sang năm mới luôn dồi dào sức khỏe, bình an. Ông bà sẽ cho các cháu nhỏ những bao lì xì đỏ rực với ý nghĩa năm mới con cháu sẽ nhận được thật nhiều may mắn, học hành tấn tới, làm việc thành công.

món bánh tét (bánh chưng dài), món bánh truyền thống của người miền Tây Nam Bộ. Đây là món bánh không thể thiếu trong những ngày lễ Tết

Món bánh tét (bánh chưng dài), món bánh truyền thống của người miền Tây Nam Bộ, không thể thiếu trong những ngày lễ Tết.

Bên cạnh những ngày Tết bên gia đình, những ngày đầu năm mới, người miền Tây thường sẽ đi lễ chùa đầu năm nhằm tỏ lòng thành kính với Đức Phật, các vị tổ tiên. Cầu mong cho một năm mới nhiều may mắn, được phù hộ đạt được nhiều thành công, sức khỏe, bình an. Ngoài ra, đi lễ chùa đầu năm còn giúp mọi người gột rửa những điều cũ, để bản thân trở nên thanh tịnh hơn.

Những kiêng kị đầu năm người miền Tây tránh làm: Với người miền Tây, những ngày đầu năm mới thường đại diện cho cả năm nên người ta rất kỹ càng trong mọi hoạt động để tránh xui rủi trong năm mới.

Và mặc dù phong tục ngày tết miền Tây có đôi chút khác so với miền Bắc, nhưng chung quy vẫn giữ được sự chỉn chu, tươm tất, độc đáo và dân dã. Tết là dịp để gia đình đoàn tụ, sum họp, cùng nhau gặp gỡ thưởng thức bánh mứt, chia sẻ những điều đã gặp phải trong năm và gửi đến nhau những lời chúc chứa chan tình cảm, hạnh phúc, bình an và đủ đầy - ông Lật chia sẻ.

Nét độc đáo của Tết miền Tây không chỉ dừng lại là những ngày lễ cổ truyền của dân tộc mà còn là dịp để bà con quanh năm bươn chải trở về quê hương, gia đình sum họp với những lời chúc yêu thương nhất.

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phát động diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” khởi tạo không gian để bạn đọc viết lên những cảm xúc chất chứa tâm tư tiễn đưa năm cũ, đón năm mới; nguyện vọng, sáng kiến, hiến kế để thích ứng tốt hơn với dịch bệnh; phản ánh cô đọng các vấn đề của cuộc sống địa phương cũng như đất nước.

Bài viết có thể dưới dạng thơ hoặc văn xuôi, bút ký, tùy bút, tản văn,… gửi về địa chỉ email camxucxuan@dddn.com.vn.

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

  • CẢM XÚC XUÂN: Ngày Tết, “giải ngấy” với món cuốn Thủy Nguyên

    17:23, 01/02/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: An yên tại đền Sóc ngày đầu năm

    10:26, 01/02/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Đón Tết trên đảo Lý Sơn

    03:00, 01/02/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Mưa xuân…

    02:00, 01/02/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Bình tĩnh…Tết!

    16:51, 31/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Trước thềm giao thừa, nhớ những người đã nằm xuống…

    16:32, 31/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Tết với người ở lại

    16:00, 31/01/2022

  • CẢM XÚC XUÂN: Mặn mòi muối kiến vàng

    11:19, 31/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CẢM XÚC XUÂN: Tết miền Tây!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO