Không khí chờ đón giao thừa đã bắt đầu lan tràn khắp mọi ngõ ngách phố phường khi chiều cuối năm gần sập xuống. Chúng ta sắp khép lại một năm khốc liệt với niềm vui, nỗi buồn rồi sẽ ở lại phía sau.
>>CẢM XÚC XUÂN: Nhà Hùm đón tết
Đã từng ở cả ba miền Bắc Trung Nam, tôi biết trong một chiều cuối năm như hôm nay, thời tiết luôn sẽ gợi lên rất nhiều “nhộn nhạo”, xôn xao, nhiều xúc động từ trong tĩnh lặng của không gian, thời gian và cả lòng người. Bạn đồng nghiệp nhắn tin bảo: “Về quê đi nhé, Hà Nội trời bắt đầu mưa”. Sài Gòn thì muốn gửi một chút nắng ra miền Trung, nơi trong cái rét se se, cả mai và đào giờ đều đang khoe nở.
Ở nhà quê, tôi thấy được ánh lửa bập bùng hàng xóm bên hiên đốt cho nồi bánh chưng mẻ cuối. Đã nghe trong gió tiếng hương trầm, hương bài lan xa trong một chiều cuối năm khi mọi nếp nhà đều sẽ quây quần bên bữa cơm tất niên cuối cùng của năm đầy những điều đáng nhớ, đáng quên.
Với tôi, đáng nhớ vô cùng trong năm Tân Sửu là những thời khắc cả đất nước cùng nhau “gồng gánh” thách thức, đau thương, cùng bên nhau chống dịch. Và đáng nhớ lẫn cả đáng quên là khoảng thời gian dài chưa bao giờ có trong cuộc đời khi Sài Gòn, thành phố dấu yêu nơi tôi và hơn 13 triệu người con đất Việt đang sinh sống, đã phải kéo dài giãn cách xã hội, cửa đóng kín, phố chăng đầy dây, các gác chốt dân phòng và cả các anh, em bộ đội với nụ cười hiền dầu dãi nắng mưa nơi gác chốt mỗi đầu hẻm nhỏ.
Một Sài Gòn sôi động đã lặng ngắt dần suốt khoảng thời gian đó và ở dưới đáy sâu nỗi đau, khó khăn, đã luôn nỗ lực, được cổ vũ, tiếp sức từ khắp mọi nơi, đã cố gắng của hàng triệu con người và hàng ngàn y bác sĩ – những thiên thần, anh hùng áo trắng trên mọi miền nơi tuyến đầu chống chống dịch.
Đã có hơn 23.000 người là đồng bào, chiến sĩ, cán bộ nằm xuống tại đất Sài Gòn vì COVID-19 trong giai đoạn căng thẳng của đợt dịch thứ tư. Mỗi ngày, nơi đâu đó trong đời sống sinh, tử vô thường, chúng ta luôn phải chứng kiến, lắng nghe, hoặc không hay biết về những người đã nằm xuống.
>>CẢM XÚC XUÂN: Tết nay đã “nhạt”?
Sau Sài Gòn ở giai đoạn giãn cách, lại vẫn đang có những người không may mắn tiếp tục phải ra đi vì cơn dịch thế kỷ này. Chúng ta hiện đã may mắn được trang bị thêm lớp phòng vệ vaccine. Chúng ta đã học được thêm kinh nghiệm để thích nghi với dịch bệnh trong đời sống.
Chỉ có những người đã phải nằm lại, là không thể may mắn được về với mẹ, với cha, với con, với cháu, với gia đình để quay quần sum họp bên bữa cơm tất niên và ngóng chờ thời khắc thiêng liêng giao hòa của đất trước khi bước sang năm mới, với những cầu mong, ước nguyện, mục tiêu mới…
Được quây quần nấu bữa cơm tất niên sum vầy cùng gia đình, được nghe trong gió mùi Tết lan tỏa, vị Tết sực lên, lại nhớ những thời khắc đau lòng của Sài Gòn và cả nước, những người đã không may mắn, đã phải đi xa… Cầu mong Tết này, họ cũng sẽ được về với gia đình trong nỗi nhớ của mỗi người thân chịu nỗi tang thương vì đại dịch!
Cũng cầu mong cả những ai đã phải rời Sài Gòn vội vã, hoảng loạn, sợ hãi trong những khoảng hở của tháng ngày giãn cách như vừa mới hôm qua, và giờ đây ở quê nhà, trong vòng tay họ hàng làng xóm, sẽ có một cái Tết đủ niềm tin, ấm áp nghĩa tình dù có lẽ phần nhiều họ đã nghèo khó, trắng tay, túng thiếu. Mong cho họ cũng có đủ dũng cảm để trở lại Sài Gòn sau tết, bởi Sài Gòn hiện đã bình an, dần lấy lại nhịp sống mạnh mẽ, và rồi họ sẽ lại là một phần của Sài Gòn thân thương ở ngày mai.
Và khi giao thừa đến, khi năm mới gõ cửa, chúng ta sẽ phải thu xếp những nỗi niềm của năm cũ, cất đau thương vào ký ức. Những kinh nghiệm khốc liệt, đớn đau, trả giá, những trân quý về sức khỏe, bình yên, về thời gian sẽ theo chúng ta tích lũy và tôn bồi để trở thành sức mạnh, niềm tin cho chúng ta bước tiếp vào năm mới. Trong sứ mệnh của 365 ngày tới, chờ đợi chúng ta luôn là những khởi đầu mới. Cùng với đó, có cả sứ mệnh thực hiện, viết tiếp những ước nguyện, cầu mong của chính chúng ta lẫn những anh linh còn bỏ dỡ...
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phát động diễn đàn “CẢM XÚC XUÂN” khởi tạo không gian để bạn đọc viết lên những cảm xúc chất chứa tâm tư tiễn đưa năm cũ, đón năm mới; nguyện vọng, sáng kiến, hiến kế để thích ứng tốt hơn với dịch bệnh; phản ánh cô đọng các vấn đề của cuộc sống địa phương cũng như đất nước.
Bài viết có thể dưới dạng thơ hoặc văn xuôi, bút ký, tùy bút, tản văn,… gửi về địa chỉ email camxucxuan@dddn.com.vn.
Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.
Trân trọng cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
17:30, 31/01/2022
16:51, 31/01/2022
16:00, 31/01/2022
15:00, 31/01/2022
12:26, 31/01/2022
11:19, 31/01/2022
05:28, 31/01/2022
04:03, 31/01/2022
03:05, 31/01/2022
19:28, 30/01/2022