Việt Nam có lợi thế rất lớn về du lịch biển đảo. Chúng ta có tới gần 4.000 hòn đảo và hơn 3.000 km đường biển, 28 thành phố ven biển.
>>Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Bên cạnh đó, nhiều vùng vịnh của Việt Nam nằm trong Top những vùng đẹp nhất của thế giới như Vịnh Lan Hạ, Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Vịnh Nha Trang. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở tại những vùng này rất yếu kém, đặc biệt là hệ thống cầu cảng.
Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Lan Hạ chưa liên thông được với nhau, do đó, du khách muốn đi thăm 2 vịnh phải đi 2 chuyến tàu, 2 bến. Đây là những bất cập cần khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, phải đổi mới xây dựng cầu cảng, liên thông liên kết giữa các vùng miền với nhau đặc biệt là cầu cảng thủy nội địa để du khách có thể đi 2-3 vịnh một hành trình. Như vậy, du khách mới có nhiều trải nghiệm cảm xúc hơn, họ sẽ đến và quay trở lại Việt Nam nhiều lần hơn thay vì một đến không trở lại như bây giờ.
Hiện các hoạt động du lịch biển đảo vẫn tồn tại những hạn chế như việc phát huy, khai thác giá trị tài nguyên cho các hoạt động du lịch biển chỉ dừng ở khai thác ven bờ; các hoạt động du lịch bổ sung, bổ trợ cho nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển chưa nhiều; những bất cập về môi trường, quy hoạch…
Việt Nam phải coi du lịch là ngành kinh tế; phải đẩy mạnh phát triển du lịch biển và phát huy vai trò của biển đảo. Muốn làm được việc này cần có hạ tầng cơ sở trước.
Tôi cho rằng cần có cơ chế mở hơn, thông thoáng hơn để vùng biển có thể mở cửa, du khách có thể lên bờ hoặc viếng thăm; đồng thời cần có những chính sách để có thể phát triển ngành tàu biển Việt Nam.
Để có đội tàu mạnh của Việt Nam mang lá cờ của Việt Nam đi dọc Việt Nam và đưa người Việt Nam ra nước ngoài, cần có nghiên cứu, đầu tư và phát triển. Muốn vậy, phải có cơ chế đặc biệt cho những đơn vị đang phát triển về lĩnh vực này, đầu tư cho khoa học công nghệ để có mẫu tàu… Nói vậy, để thấy rằng, cơ chế chính sách vẫn là quan trọng nhất.
Có thể bạn quan tâm