Cần quy định linh hoạt trong điều chỉnh dự án đầu tư công

THY HẰNG 05/05/2024 13:05

Theo đó, sự cứng nhắc trong điều chỉnh ngân sách khi dự án thay đổi là một thách thức lớn, ADB khuyến nghị sửa đổi các quy định để cho phép sự linh hoạt.

>>>Thủ tướng: Làm mới động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới

Tại báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định nhu cầu toàn cầu suy yếu do phục hồi kinh tế chậm và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn sẽ làm chậm quá trình khôi phục hoàn toàn ngành chế biến xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay.

ADB cho biết tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch đầu tư công luôn ở mức thấp, dao động quanh 80% trong năm.

ADB cho biết tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch đầu tư công luôn ở mức thấp, dao động quanh 80% trong năm.

Đầu tư công vẫn là then chốt

Cùng với đó, Fed và các ngân hàng trung ương ở những nền kinh tế phát triển trì hoãn việc cắt giảm lãi suất cũng sẽ cản trở định hướng chính sách tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công vẫn là những giải pháp chính sách then chốt để kích thích tăng trưởng. 

Theo ADB, tăng trưởng chậm lại đã làm gia tăng rủi ro về tính dễ đổ vỡ cấu trúc của nền kinh tế, đặc biệt là sự phụ thuộc quá mức vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI làm đầu tàu, mối liên kết yếu kém giữa ngành công nghiệp chế biến - chế tạo với phần còn lại của nền kinh tế, các thị trường vốn non trẻ, sự phụ thuộc quá lớn vào tín dụng ngân hàng và các rào cản pháp lý đối với doanh nghiệp. Do vậy, các biện pháp chính sách trong năm 2024 cần kết hợp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn với khắc phục các yếu kém cơ cấu trong dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Trong khi đó, vị thế tài khóa thuận lợi, thâm hụt ngân sách không đáng kể và tỷ lệ nợ công trên GDP thấp, giúp Việt Nam có đủ không gian tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng. 

“Chương trình giảm thuế giá trị gia tăng hiện tại đã được gia hạn tới tháng 6 năm 2024 và có thể được kéo dài tới cuối năm 2024. Một lượng lớn vốn đầu tư công, tương đương 27,3 tỷ USD, đã được lên kế hoạch giải ngân trong năm nay. Cùng với số vốn giải ngân trong năm 2023, khoản đầu tư công bổ sung này sẽ thúc đẩy tăng trưởng đáng kể. Đầu tư công được đẩy mạnh và điều kiện kinh doanh được cải thiện có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân trong năm 2024”, báo cáo của ADB nêu.

Tuy nhiên, ADB cho biết tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch đầu tư công luôn ở mức thấp, dao động quanh 80% trong năm.

Năm 2024, kế hoạch giao đầu tư vốn ngân sách được Thủ tướng giao là gần 664.000 tỉ đồng. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 vừa được tổ chức hôm qua, tính đến hết tháng 4/2024, đã có hơn 631.829 tỷ đồng vốn kế hoạch được các bộ ngành, địa phương phân bổ chi tiết cho các chương trình, dự án, đạt 95,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, cho đến nay, vẫn còn hơn 31.977 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 4,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong số này, vốn ngân sách trung ương là trên 10.044,237 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là trên 21.933 tỷ đồng.

Về vốn giải ngân, thông tin từ Bộ Tài chính, trong 4 tháng đầu năm, mức vốn đầu tư công đã giải ngân là 116.000 tỉ đồng, chỉ đạt 16% tổng kế hoạch. Theo đó, có 7 bộ, cơ quan trung ương có tỉ lệ giải ngân là 0%, 25 địa phương tỉ lệ giải ngân dưới 15%.

Đây là điều rất đáng chú ý trong bối cảnh Chính phủ liên tục hối thúc phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bởi đầu tư công được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.

>>>Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tiếp tục đà phát triển tích cực

Sự "cứng nhắc" là thách thức

Trước thực tế này, ADB khuyến nghị để duy trì tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cần có các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện các quy trình pháp lý và quy định.

 trong 4 tháng đầu năm, mức vốn đầu tư công đã giải ngân là 116.000 tỉ đồng, chỉ đạt 16% tổng kế hoạch. Theo đó, có 7 bộ, cơ quan trung ương có tỉ lệ giải ngân là 0%, 25 địa phương tỉ lệ giải ngân dưới 15%.

4 tháng đầu năm, mức vốn đầu tư công đã giải ngân là 116.000 tỉ đồng, chỉ đạt 16% tổng kế hoạch, có 7 bộ, cơ quan trung ương có tỉ lệ giải ngân là 0%, 25 địa phương tỉ lệ giải ngân dưới 15%.

Theo đó, ADB chỉ ra 4 thách thức chính sách mà Việt Nam nên tập trung tháo gỡ. Thứ nhất, các dự án được phê duyệt với ngân sách được phân bổ đôi khi chưa sẵn sàng để triển khai, gây ra tình trạng chậm trễ kéo dài. Một cách tiếp cận có hệ thống nhằm cải thiện tính sẵn sàng của dự án có thể gia tăng đáng kể hiệu quả thực hiện. Nhiều dự án đòi hỏi hoạt động chuẩn bị cơ bản, như nghiên cứu khả thi, thu xếp giải phóng mặt bằng và chuẩn bị mua sắm đấu thầu song song với thủ tục phê duyệt dự án. Dự án có tính sẵn sàng cao để đẩy nhanh tiến độ triển khai sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đội vốn.

Thứ hai, các dự án đôi khi cần thay đổi thiết kế hoặc ngân sách ngay cả sau khi được phê duyệt và phân bổ ngân sách. Điều này gây gián đoạn kéo dài trước khi có thể bắt đầu hoạt động dự án. Một trở ngại lớn cho việc chuẩn bị các dự án kịp thời và có chất lượng là sự phức tạp của các quy định, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.

Theo ADB, sự "cứng nhắc" này là một thách thức lớn trong tình huống thị trường có biến động. Giá cả tăng cao do thiếu nguyên liệu và đầu vào cho sản xuất – xảy ra do những hạn chế pháp lý - dẫn đến chi phí cao hơn, buộc phải đàm phán lại hợp đồng hoặc cần thêm kinh phí và phê duyệt bổ sung.

ADB khuyến nghị sửa đổi các quy định để cho phép sự linh hoạt dựa trên nguyên tắc và điều chỉnh phù hợp với mục đích, như một phần của việc cải thiện các thủ tục trong chu trình dự án. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc phê duyệt và quản lý dự án hiệu quả, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều tình huống khác nhau mà không phải lặp lại quy trình phê duyệt. Việc tăng cường năng lực của cán bộ phụ trách đầu tư công ở cấp tỉnh và địa phương cũng rất quan trọng để cải thiện chất lượng chuẩn bị dự án.

Thứ ba, sự phối hợp yếu kém giữa đầu tư công và quy trình ngân sách dẫn tới phân bổ ngân sách chậm và không đủ. Trong những năm gần đây, báo cáo cho thấy các cơ quan trung ương nhận được nguồn vốn phân bổ cao hơn so với mức đề xuất, trong khi các tỉnh nhận được quá ít so với nhu cầu.

Theo ADB, thách thức cấp bách từ sự chênh lệch giữa ngân sách được phân bổ và nhiệm vụ đầu tư thường dẫn tới việc thiếu hụt ngân sách và chậm trễ trong triển khai dự án—ngân sách có thể không được phân bổ một cách tối ưu cho những lĩnh vực ưu tiên đã xác định, dẫn đến không tận dụng tối đa hiệu quả nguồn lực. Điều này làm hạn chế tiến độ dự án và hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ tư, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trong phân bổ và giải ngân ngân sách. Điều này thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn giữa chính quyền trung ương và địa phương, xác định ưu tiên cho dự án dựa trên tác động và tính sẵn sàng, đồng thời thực hiện các cơ chế giám sát nghiêm ngặt để bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả với hiệu suất cao.

Tuy nhiên, ADB đánh giá hiệu quả của các biện pháp này còn hạn chế. Sự chênh lệch giữa năng lực thực thi ở các cấp chính quyền khác nhau cho thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường quy trình phân bổ vốn và xây dựng năng lực của chính quyền địa phương. Việc phân cấp nhiệm vụ đầu tư công và trách nhiệm tài khóa đang diễn ra đã bộc lộ những điểm yếu trong việc giải quyết các thách thức liên tỉnh hoặc liên vùng.

Do đó, ADB khuyến nghị quy trình ngân sách nên được điều chỉnh để cho phép sự linh hoạt, hiệu quả hơn ở cấp bất kỳ (trung ương hoặc tỉnh) nhằm đóng góp nguồn lực cho một dự án được điều phối cấp khu vực

Có thể bạn quan tâm

  • Kích thích tăng trưởng: Các biện pháp tài khóa và đầu tư công là then chốt

    12:04, 11/04/2024

  • Hưởng lợi từ đầu tư công, doanh nghiệp ngành xây dựng hạ tầng làm ăn ra sao?

    04:57, 26/03/2024

  • Đầu tư công và thách thức giải ngân của TP. Hồ Chí Minh

    04:27, 24/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần quy định linh hoạt trong điều chỉnh dự án đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO