Cần siết kiểm tra các DN FDI chuyển đổi mã số HS hàng hóa

NGỌC LAM 20/09/2020 02:03

"Để ngăn chặn tình trạng hàng ngoại “núp bóng” hàng Việt để lẩn tránh thuế từ nước khác đòi hỏi cơ quan quản lý cần siết chặt việc cấp C/O.

"Không cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho những dự án sản xuất không bảo đảm thực hiện hơn 2/3 chuỗi quy trình sản xuất tại Việt Nam" - Đó là khẳng định của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trước tình trạng hàng ngoại lợi dụng hàng Việt để lẩn tránh thuế.

Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) nên nguy cơ hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo hợp thức hóa xuất xứ Việt Nam, sau đó xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản... để lẩn tránh mức thuế suất cao.

Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) nên nguy cơ hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo hợp thức hóa xuất xứ Việt Nam, sau đó xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản... để lẩn tránh mức thuế suất cao.

"Trước khi cấp C/O, cơ quan chức năng cần lưu ý các doanh nghiệp nước ngoài thuê doanh nghiệp Việt Nam làm các công đoạn gia công đơn giản như đóng gói bao bì, dán nhãn... Đặc biệt, cần siết chặt kiểm tra đối việc các DN FDI tận dụng quy định chuyển đổi mã số HS hàng hóa để xin cấp C/O" - Chủ tịch VCCI khẳng định.

Phân tích về những bất cập trong việc xử lý hành vi giả mạo xuất xứ Việt Nam để trốn thuế, đại diện VCCI nêu rõ: Bộ luật Hình sự hiện nay chỉ có chế tài xử lý đối với tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả… nhưng chưa có chế tài xử phạt tội giả mạo xuất xứ hàng hoá. Thậm chí khái niệm “chuyển tải bất hợp pháp” cũng không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào.

Để khắc phục những điểm yếu của quy định pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần nhanh chóng rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng giả mạo xuất xứ hàng hóa.

Đồng tình, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu Việt Nam không quyết liệt chống gian lận xuất xứ, có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt doanh nghiệp Việt Nam. Giám đốc Dự án Tạo thuận lợi thương mại - Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ tại Việt Nam (USAID) Claudio Dordi cho biết: Việc núp bóng xuất xứ hàng hóa không phải là hiện tượng mới đối với thương mại Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay USAID đã phát hiện một loạt sản phẩm như xe đạp, giày mũ da, bật lửa, kẽm ô xít Trung Quốc mượn danh Việt Nam để xuất khẩu sang EU, Mỹ.

Ông Âu Anh Tuấn, quyền cục trưởng Cục giám sát quản lý hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, qua công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều doanh nghiệp có phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa.

Chẳng hạn, một số cá nhân thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu.

Ngoài ra có phương thức gian lận khác nữa là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài chuyển tải qua Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ hoặc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba.

Cuối cùng là sử dụng C/O giả hoặc C/O không hợp lệ, khai sai xuất xứ hàng hóa để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do khi làm thủ tục hải quan.

Ông Tuấn cũng cho biết qua kiểm tra, giám sát, cơ quan Hải quan "khoanh vùng" 15 nhóm hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ. Đó là nhóm dệt may; da giày và túi xách; máy vi tính; điện tử và linh kiện; điện gia dụng và linh kiện; điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và các sản phẩm sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện của xe đạp; gỗ và các sản phẩm gỗ...

"Bởi các nhóm hàng gia tăng đột biến về kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu sang thị trường như Mỹ. Do đó, chúng tôi đưa vào nhóm hàng rủi ro cao", ông Tuấn giải thích.

Nhận thức được các nguy cơ, rủi ro khi hàng ngoại giả mạo xuất xứ Việt Nam XK sang các nước ký kết FTA với Việt Nam là để hưởng thuế suất ưu đãi, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 824/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, nhiều quy định pháp luật chưa đủ mạnh để ngăn chặn hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt để trốn thuế.

Có thể bạn quan tâm

  • Lazada phản hồi về việc bị First News – Trí Việt khởi kiện

    Lazada phản hồi về việc bị First News – Trí Việt khởi kiện "tiếp tay tiêu thụ hàng giả"

    16:46, 09/09/2020

  • First News - Trí Việt khởi kiện Lazada tiếp tay sản xuất, tiêu thụ hàng giả

    First News - Trí Việt khởi kiện Lazada tiếp tay sản xuất, tiêu thụ hàng giả

    13:00, 09/09/2020

  • Quản lý hàng giả

    Quản lý hàng giả "trên mây" và vướng mắc "cân bằng" trong quy định công khai

    06:36, 02/08/2020

  • “Truy vết” hàng lậu, hàng giả từ không gian mạng

    “Truy vết” hàng lậu, hàng giả từ không gian mạng

    11:03, 01/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần siết kiểm tra các DN FDI chuyển đổi mã số HS hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO