Cần sớm ban hành Luật Cấp thoát nước

Diendandoanhnghiep.vn Ngành nước hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc thiếu hành lang pháp lý ở cấp luật chuyên ngành, do đó, cần sớm hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý này…

Đó là ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý để ngành nước phát triển bền vững.

>>Sửa Luật Việc làm: Phát huy chức năng của bảo hiểm thất nghiệp

hihi

Ngành nước hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc thiếu hành lang pháp lý ở cấp luật chuyên ngành, do đó, cần sớm hoàn thiện “lỗ hổng” pháp lý này. Ảnh minh họa

Theo đó, thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách thông qua ban hành, bổ sung chỉnh sửa nhiều luật liên quan đến ngành nước như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP)… thu hút các nguồn lực cho đầu tư, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý nước thải.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Mai Thị Liên Hương, hiện tỷ lệ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đô thị mới đạt khoảng 15%. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, hạn hán thiên tai và xâm nhập mặn, cùng với việc gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành nước, trong đó giải quyết bài toán an ninh, an toàn cấp nước, tình trạng ngập úng đô thị và vấn đề xử lý nước thải là những thách thức được đặt ra đối với ngành này.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cấp, thoát nước Việt Nam (VWSA) Trần Anh Tuấn cho biết, hiện nay, hệ thống thoát nước các đô thị cơ bản là hệ thống thoát nước chung cả nước mưa và nước thải, chưa đồng bộ với phát triển đô thị, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, ngoại trừ một số khu vực đô thị mới có đầu tư hệ thống thoát nước riêng. Khu vực nông thôn thoát nước chủ yếu là tự thấm, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hạ tầng thoát nước không đồng bộ. Tình trạng ngập úng đô thị xảy ra ở hầu hết các đô thị với tần suất ngày càng gia tăng do mưa và thủy triều, đặc biệt thường xuyên xảy ra tại các đô thị lớn, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... và các đô thị ven biển, cửa sông, thậm chí các đô thị trung du miền núi cũng xảy ra ngập úng.

>>Luật Đất đai (sửa đổi): Tháo gỡ xung đột, chồng chéo với loạt các luật liên quan

Theo TS. Trần Anh Tuấn, ngành nước (cấp, thoát nước) hiện thiếu hành lang pháp lý ở cấp luật chuyên ngành. Các vấn đề về khai thác nguồn nước, xả thải nước vào các nguồn nước đều được điều tiết chung từ 3 Luật: Tài nguyên nước, Thủy lợi và Bảo vệ môi trường; không có quy định riêng đối với nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Hay, việc đầu tư xây dựng các công trình cấp thoát nước lại chịu sự quản lý chồng chéo của các Luật: Xây dựng, Quy hoạch đô thị, Đầu tư, Bảo vệ môi trường, Tài nguyên nước, Doanh nghiệp…

Trong khi đó, Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch đã được ban hành trên 15 năm; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải chỉ có các quy định chung cho thoát nước, chưa rõ các nội dung về thoát nước mưa, thoát nước và xử lý nước thải.

Các vấn đề đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước (trách nhiệm cấp chính quyền, tổ chức, người dân, nguồn lực đầu tư, chi phí chi trả cho dịch vụ nước mưa, nước thải và phòng, chống ngập úng đô thị…). Ngoài ra, các văn bản dưới luật đến nay không còn phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và ngành nước nói riêng.

Ở một góc nhìn khác, chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản, chuyên gia về chính sách thoát nước của Tổ chức JICA - ông Norihide Tamoto - cho biết, từ tháng 5/2021, Nhật Bản đã đưa ra luật mới về ngập lụt trên diện rộng. Luật này nhằm ngăn ngập lụt nước trở thành thảm họa bằng cách quy định toàn diện các biện pháp đối phó trong lưu vực sông. Theo đó, về khía cạnh môi trường, chuyên gia này khuyến nghị Việt Nam cần quản lý lưu vực sông, xử lý và tái sử dụng bùn thích hợp.

Đặc biệt, cần thiết phải có chính sách và quy định chống lại việc chôn lấp bùn. Về khía cạnh tài chính, Việt Nam cần thiết lập nguyên tắc tài khóa như phí và hỗ trợ tài chính của Nhà nước.

“Để thúc đẩy đầu tư, hình thức PPP có thể là một trong những lựa chọn, nhưng cần phải xem xét về cơ bản các công trình thoát nước mang tính công cộng cao và kinh doanh độc quyền” - chuyên gia này lưu ý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần sớm ban hành Luật Cấp thoát nước tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714219263 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714219263 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10