Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) khẳng định, phải tính toán lại việc cấp phép thủy điện. Ông nêu vấn đề, một dòng sông có thể chịu được bao nhiêu thủy điện?
Tham gia tranh luận về chủ đề lợi ích và tác hại của thủy điện nhỏ tại nghị trường, Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, đợt lũ lụt vừa qua ở miền Trung đặt ra vấn đề phải có quan điểm lịch sử về thủy điện.
Đại biểu dẫn chứng, khi xây dựng thủy điện sông Đà, mục tiêu ban đầu là trị thủy. Bởi đây là con sông hùng vĩ, hung dữ trải qua bao đời. Sau đó, Việt Nam cùng các chuyên gia Liên Xô xây dựng, lúc đầu nhằm mục đích trị thủy rồi mới đến phát điện.
"Vì mục đích trị thủy đầu tiên nên thủy điện sông Đà được sử dụng chủ yếu để điều tiết lũ, giúp Hà Nội tránh được các trận lụt lịch sử. Năm 1971, chúng ta phải phá đê Chương Mỹ để cứu Hà Nội, nhưng từ khi có thủy điện sông Đà thì lũ được điều tiết tốt", Đại biểu Lê Thanh Vân nói.
Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng, mặt trái của thủy điện là sự lạm dụng của các nhà đầu tư. "Nói về thủy điện thì các nhà chuyên môn phải nghĩ đến thủy công, điều tiết dòng chảy để tránh thiệt hại cho nhân dân. Nhưng một số chủ đầu tư lạm dụng quy trình ấy để trục lợi thông qua phá rừng, lấy gỗ quý", Đại biểu Lê Thanh Vân nói.
Vị Đại biểu nêu quan điểm khi đánh giá cần khách quan, nhiều chiều, cần xét đến cả vai trò tích cực của thủy điện với cộng đồng. "Không nên vì lũ lụt mà đổ hết cho thủy điện", Đại biểu Lê Thanh Vân nói.
Trong khi đó, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) khẳng định, phải tính toán lại việc cấp phép thủy điện. Ông nêu vấn đề, một dòng sông có thể chịu được bao nhiêu thủy điện? Chặn hạn dòng sông chỉ chịu được 4 dự án, nhưng cấp đến 8 dự án thì sẽ ra sao? Khi xét duyệt cần có quy trình cụ thể cho từng dự án. Nếu đơn giản hóa thì không thấy trách nhiệm của Nhà nước ở đâu.
Đại biểu cũng cho biết, trước đây có 9 triệu ha rừng, nhưng đến nay đã tăng lên được 14,3 ha rừng. Đây là điều tốt, song những con số này chưa phản ánh được tỷ lệ rừng tự nhiên và rừng trồng thay đổi thế này. Do vậy, cần tách bạch rõ ràng rừng tự nhiên và rừng trồng.
"Chỉ có rừng tự nhiên mới có năng lực bảo vệ đất đai, tích lũy nước ngầm tốt, khác với rừng trồng vì mục đích kinh tế, cứ trồng 3 năm có thể khai thác 1 lần", Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết.
Có thể bạn quan tâm
18:27, 04/11/2020
15:43, 04/11/2020
18:56, 02/11/2020
15:52, 02/11/2020
17:15, 31/10/2020