Theo các chuyên gia, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nếu không thận trọng, sẽ giống như "con dao hai lưỡi". Bởi vậy, các NHTW thường rất cẩn trọng khi áp dụng công cụ này.
Tác động khi điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đến nay, Dự thảo thông tư quy định dự trữ bắt buộc đang được NHNN lấy ý kiến rộng rãi. Theo đó, biểu dự trữ bắt buộc không thay đổi nhưng những ưu đãi riêng liên quan đến công cụ này được kỳ vọng giúp cơ quan quản lý điều chỉnh dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và thúc đẩy các ngân hàng tham gia hỗ trợ cho các ngân hàng khác đang bị kiểm soát đặc biệt.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 11/02/2019
11:28, 11/12/2015
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu- Chuyên gia tài chính ngân hàng, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến 3 yếu tố chính: tăng khả năng cho vay của ngân hàng, tăng hệ số mở rộng tiền gửi, tăng mức cung vốn của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng.
Tuy nhiên, công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh hoạt, nên NHTW rất khó có thể thực hiện được những thay đổi trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc.
Việc thay đổi liên tục dự trữ bắt buộc còn gây ra tình trạng không ổn định cho hoạt động của các ngân hàng và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng khó khăn và tốn kém hơn. Chính do những nhược điểm này mà ngày nay công cụ này ít được các NHTW sử dụng. Nếu sử dụng thì các NHTW thường kết hợp với một vài công cụ khác để làm giảm bớt mức độ ảnh hưởng của nó.
Khó xảy ra trên diện rộng
Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc thấp không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho TCTD. Chẳng hạn như Agribank từng được hưởng mức dự trữ bắt buộc chỉ 1% đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng tại Agribank tăng gấp 3 lần, lên 3% từ tháng 6/2018. Dù quy định là vậy nhưng ngân hàng luôn giữ tỷ lệ trên ở mức 3- 5% vì đã thừa thanh khoản. Nhờ được nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một phần số tiền gửi vượt quy định mới được hưởng lãi suất.
Theo các chuyên gia, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng khó giải quyết được các mục tiêu ngắn hạn mà NHNN mong muốn, ngược lại nó giống như "con dao hai lưỡi". Bên canh đó, việc quản lý rủi ro thanh khoản ở Việt Nam chưa chuyên nghiệp nên vai trò của dự trữ bắt buộc rất quan trọng.
Theo ông Lê Đăng Doanh-Chuyên gia kinh tế, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh này, NHNN sẽ phải rất thận trọng nếu muốn giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì khi đó sẽ phát đi tín hiệu nới lỏng tiền tệ, gây lo ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khả năng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên diện rộng tại các TCTD là rất khó xảy ra.