Cẩn trọng với thâm hụt kép của kinh tế Mỹ

Cẩm Anh 15/02/2018 09:44

Theo ông Sim Moh Siong, chuyên gia của Ngân hàng Singapore, nếu nhìn vào bức tranh trung hạn của nền kinh tế Mỹ, có một mối lo ngại ngày càng tăng về thâm hụt kép – thâm hụt ngân sách dẫn đến thâm hụt thương mại.

Washington đang thổi bùng nền kinh tế Mỹ, và

Washington đang thổi bùng nền kinh tế Mỹ, và mọi người nên thận trọng

Thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại trong một số phiên gần đây bất chấp lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao kỷ lục mới trong 4 năm qua.

Tuy nhiên, với rất nhiều gói kích thích tài chính đang sẵn sàng được kích hoạt, một số người đang tự hỏi: Khi có quá nhiều điều kiện tốt, liệu có những điều xấu đang tiềm ẩn?

"Việc kích thích tài chính đối với nền kinh tế Mỹ, vốn đang hoạt động rất tốt, có nguy cơ khiến nền kinh tế trở nên quá nóng”, ông Sim Moh Siong, chuyên gia chiến lược về tiền tệ tại Ngân hàng Singapore cho biết khi trả lời phỏng vấn của CNBC vừa qua.

Theo ông Siong, nếu nhìn vào bức tranh trung hạn của nền kinh tế Mỹ, có một mối lo ngại ngày càng tăng về thâm hụt kép – thâm hụt ngân sách dẫn đến thâm hụt thương mại. Đây là điều thực sự đáng ngại.

Ông Jeremy Lawson, chuyên gia kinh tế trưởng tại Aberdeen Standard Investments, đồng ý với quan điểm của ông Siong khi cho rằng, việc cắt giảm thuế và bổ sung gói kích thích tài chính đối với một nền kinh tế không thực sự cần được kích thích sẽ tiềm ẩn một rủi ro. “Tác động đối với nền kinh tế từ dự luật chi tiêu liên bang Mỹ nhiều khả năng sẽ lớn hơn việc cắt giảm thuế", ông Lawson nhấn mạnh.

"Điều này sẽ khiến cho việc điều hành chính sách tiền tệ của FED trở nên khó khăn và phức tạp hơn, nhất là khi cơ quan này đang bình thường hóa chính sách tiền tệ của mình", ông Lawson cảnh báo.

Điều đó nghe có vẻ giống như một nghịch lý quen thuộc “tin tốt có nghĩa là tin xấu”, vốn đã làm rối loạn thị trường trong những đợt thắt chặt chính sách tiền tệ trước đó của FED. Nhưng theo ông Jeff Rosenberg, chuyên gia chiến lược về thu nhập cố định của BlackRock, lần này có thể khác.

Trao đổi với CNBC về quy mô kế hoạch chi tiêu ngân sách liên bang Mỹ lớn hơn dự đoán, ông Rosenberg nói rằng: Cung lớn hơn cầu rất nhiều so với những gì chúng ta thấy vào thời điểm FED ngừng gói nới lỏng định hượng (QE). Điều đó đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ sẽ cần nhiều nguồn thu hơn nữa để thực hiện các kế hoạch chi tiêu liên bang.

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Rand Paul đã cho rằng, việc thị trường chứng khoán bị bán tháo vào tuần trước như là bằng chứng về một "dòng chảy ngầm của sự lo lắng" của các nhà đầu tư lo ngại về nợ chính phủ và lạm phát. Và theo ông Brian Riedl, chuyên gia về ngân sách, thuế và kinh tế tại Học viện Manhattan, ông Paul hoàn toàn đã có những nhận định đúng.

Ông Riedl ước tính Mỹ có thể sẽ có mức thâm hụt ngân sách khoảng 7 hoặc 8% GDP trong thập kỷ tới khi kết hợp đạo luật chi tiêu mới với đạo luật cắt giảm thuế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cẩn trọng với thâm hụt kép của kinh tế Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO