Cần xác định đúng giá trị cổ phần khi định giá thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

Diendandoanhnghiep.vn Để thực hiện tốt hoạt động cải cách doanh nghiệp nhà nước thì quan trọng hơn hết là phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao từ nước ngoài, bao gồm cả nguồn vốn từ Nhật Bản.

Chính phủ Việt Nam đã tiến hành xây dựng lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sửa đổi rất nhiều các quy định liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay tiến độ thoái vốn vẫn rất chậm chạp.

Theo đó, mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là tăng cường quản trị doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh... tuy nhiên, dường như mục tiêu này vẫn đang “lơ lửng”.

H

Phương pháp định giá cổ phần của doanh nghiệp nhà nước do các tổ chức định giá thực hiện đang khác biệt khá xa so với tiêu chuẩn định giá cổ phiếu quốc tế. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ thoái vốn còn chậm chạp, tuy nhiên theo JCCI, nên xem xét lại các quy định hiện hành về bán vốn cổ phần của nhà nước trong doanh nghiệp có vốn nhà nước tốt và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Hiện nay, doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư cổ phần thiểu số với tư cách là nhà đầu tư chiến lược hoặc thành lập liên doanh tại rất nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước của Việt Nam. Trong đó, bao gồm cả các doanh nghiệp tài chính ngân hàng, và cũng còn rất nhiều doanh nghiệp Nhật hiện đang xem xét việc đầu tư vào các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Về phía mình, JCCI mong muốn rằng quá trình cải cách doanh nghiệp có vốn nhà nước của Việt Nam sẽ tiến triển tốt đẹp, thuận lợi thông qua việc đầu tư, góp vốn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản. Ngoài ra, để thực hiện tốt cải cách doanh nghiệp có vốn nhà nước thì quan trọng hơn hết là phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao từ nước ngoài, bao gồm cả nguồn vốn từ Nhật Bản.

Để hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả trong năm 2019, JCCI đã đề xuất 2 khuyến nghị.

Một là, liên quan đến việc xác định mức giá hợp lý khi bán vốn cổ phần của doanh nghiệp nhà nước.

JCCI hiểu rằng, Chính phủ Việt Nam mong muốn bán cổ phần với giá cao, nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài xét thấy giá bán hoặc giá đấu giá tối thiểu do phía Việt Nam đưa ra không phải là mức giá hợp lý thì sẽ rất khó có nhu cầu mua.

Bởi hiện nay, phương pháp xác định giá bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP về Chuyển Doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đang tồn tại 2 vấn đề.

Vấn đề đầu tiên, phương pháp định giá cổ phần của doanh nghiệp nhà nước do các tổ chức định giá thực hiện đang khác biệt khá xa so với tiêu chuẩn định giá cổ phiếu quốc tế. Vấn đề thứ hai là, đối với các doanh nghiêp có vốn nhà nước đã niêm yết trên sàn, nhiều trường hợp do thanh khoản trên thị trường kém nên hình thành giá cổ phiếu không hợp lý.

Vì vậy, sẽ rất khó để các nhà đầu tư “blue-chip” của nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản có thể chấp nhận về giá. Chúng tôi cho rằng cần phải xem lại phương pháp định giá. Trong đó, bao gồm cả việc áp dụng phương pháp dựng sổ, tăng mức thanh toán của cổ phiếu niêm yết (xem lại tiêu chuẩn niêm yết lên sàn chứng khoán, ...).

Mặt khác, quy mô của các doanh nghiệp tập đoàn có vốn nhà nước chủ lực là rất lớn, có nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài rất khó có thể hiểu rõ nội dung ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn đa tầng này. Do vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu tách riêng các công ty con, công ty cháu trong tập đoàn một cách rõ ràng theo nội dung ngành nghề để ưu tiên đầu tư.

Hai là, liên quan đến việc thực hiện quy trình bán vốn cổ phần của nhà nước sao cho gần với quy trình M&A theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, cần phải đảm bảo việc đánh giá đầy đủ thực trạng và các vấn đề của doanh nghiệp bán vốn thông qua quá trình rà soát đặc biệt. Cụ thể, liên quan đến luật pháp, tài chính, thuế, và đưa vào hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, hợp đồng cổ đông. Theo đó, các giải pháp đối với các vấn đề đã được làm rõ qua quá trình rà soát đặc biệt.

Đối với các nhà đầu tư chiến lược có chất lượng tốt là các doanh nghiệp niêm yết của nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản, do nghĩa vụ giải trình trước cổ đông, hội đồng quản trị của công ty khi quyết định đầu tư liên quan đến các dự án M&A thì sẽ phải thực hiện việc đánh giá các phân tích rủi ro, rà soát, các đối sách trong quy trình nêu trên một cách thận trọng. Nếu quy trình này không đầy đủ thì khả năng nhà đầu tư đưa ra quyết định tham gia tiếp dự án sẽ là rất thấp. Vì vậy chúng tôi đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh lại quy trình bán vốn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần xác định đúng giá trị cổ phần khi định giá thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714135414 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714135414 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10