“Cần xem Grab, Uber… là chủ thể riêng biệt”

Huyền Trang 17/05/2019 11:02

Đây là đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông tại công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải về việc hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô dưới 9 chỗ.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề xuất coi những đơn vị cung cấp nền tảng (platform) như Grab, Go-Viet là một chủ thể riêng biệt, không quy chiếu vào những chủ thể theo mô hình truyền thống.

Bộ TT&TT đề xuất cần xem những đơn vị cung cấp nền tảng (platform) như Grab, Uber, GoViet là một chủ thể riêng biệt, ngoài những chủ thể được quy định hiện nay”, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất.

Tại văn bản này, Bộ TT&TT khẳng định để tạo điều kiện cho công nghệ số có khả năng đem lại nhiều lợi ích mới cho xã hội, đặc biệt là thúc đẩy cạnh tranh qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng của các hoạt động kinh tế, các nước trên thế giới như Anh, Đức, Singapore, Indonesia... đều nỗ lực xây dựng và thực hiện các mô hình, phương thức quản lý mới.

Tại Việt Nam, Chính phủ và Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng các khuôn khổ pháp lý mới để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, thực hiện thí điểm chính sách quản lý các sản phẩm, mô hình kinh doanh có tính đột phá.

Do đó, Bộ TT&TT có những đề xuất cụ thể như sau: Cần xem xét những đơn vị cung cấp nền tảng (platform) như Grab, Uber, Goviet… là một chủ thể riêng biệt, ngoài những chủ thể được quy định hiện nay.

Bộ TT&TT đề xuất cần xem những đơn vị cung cấp nền tảng (platform) như Grab, Uber, GoViet là một chủ thể riêng biệt, ngoài những chủ thể được quy định hiện nay.

Bộ TT&TT đề xuất cần xem những đơn vị cung cấp nền tảng (platform) như Grab, Uber, GoViet là một chủ thể riêng biệt, ngoài những chủ thể được quy định hiện nay.

Cụ thể, đối với hoạt động kinh doanh taxi truyền thống, có 3 chủ thể có vai trò chi phối chính: Công ty vận tải taxi, người dân và cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua sự xuất hiện của các đơn vị cung cấp nền tảng, hoạt động kinh doanh taxi có 4 chủ thể chính: Công ty vận tải (hoặc hợp tác xã vận tải), đơn vị cung cấp nền tảng, người dân và cơ quan quản lý nhà nước.

Trong 4 chủ thể đó, công ty vận tải là đơn vị cung cấp nền tảng kết hợp lại cung cấp cho người dân một loại dịch vụ tương đương taxi. Công ty vận tải và đơn vị cung cấp nền tảng không tự mình thực hiện tất cả những công đoạn mà taxi truyền thống thực hiện mà mỗi chủ thể thực hiện một số công đoạn của hoạt động taxi.

Trên cơ sở những lợi ích thật sự mà mô hình kinh doanh mới đem lại cho người dân và được xã hội thừa nhận rộng rãi (như minh bạch về giá cước và lộ trình, giá cước phù hợp với nhu cầu của người dân, chất lượng phục vụ được nâng cao), cần nhìn nhận đơn vị cung cấp nền tảng như là một chủ thể riêng biệt, không quy chiếu vào những chủ thể theo mô hình truyền thống.

Do đó, Bộ TT&TT đề nghị thêm vào điều 3 dự thảo Nghị định nội dung khẳng định vị trí riêng biệt đó.

Về việc quản lý chủ thể cung cấp nền tảng kinh doanh vận tải, cần có những quy định riêng và phù hợp với chủ thể này, đảm bảo tương ứng với các công đoạn trong hoạt động kinh doanh taxi mà đơn vị này trực tiếp thực hiện.

Bộ TT&TT đề nghị bổ sung thêm Điều 8, sau Điều 7 trong Dự thảo Nghị định hiện tại về quy định quản lý đối với đơn vị cung cấp nền tảng kinh doanh vận tải.

Về vấn đề quản lý nhà nước đối với những hoạt động kinh doanh sử dụng công nghệ, cơ quan quản lý cần sử dụng chính công nghệ để quản lý và gám sát. Bộ TT&TT cho rằng, thay vì yêu cầu cơ quan kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử có “bảng đèn hiệu” hoặc biển số màu, cơ quan quản lý hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị cung cấp nền tảng đảm bảo khả năng truy cập vào dữ liệu những xe vận tải đang tham gia mô hình.

Trong một số trường hợp khác, cơ quan quản lý có thể yêu cầu đơn vị nền tảng chỉ đề xuất lộ trình cho xe hợp đồng đúng quy định về tuyến đường và thời gian vận chuyển…. Tất cả lộ trình phải được lưu lại để truy xuất trong trường hợp thanh, kiểm tra. Đây là một hình thức công nghệ để thực hiện hậu kiểm tra thay vì tiền kiểm.

Bộ TT&TT cho rằng, cần tăng khả năng cạnh tranh cho những mô hình taxi truyền thống thay vì giảm khả năng cạnh tranh của những mô hình taxi sử dụng công nghệ.

Cụ thể, việc yêu cầu gắn biển hiệu điện tử đối với các xe hợp đồng dưới 9 chỗ trong dự thảo Nghị định sẽ làm giảm sự sẵn sàng tham gia của các đơn vị vận tải, đưa thị trường kinh doanh taxi trở lại thời điểm trước khi xuất hiện loại hình kinh doanh sử dụng công nghệ. Thay vào đó, các cơ quan quản lý có thể tăng tính cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh taxi truyền thống bằng các quy định mới phù hợp.

Ví dụ, nếu khách hàng đặt taxi truyền thống thông qua phần mềm của hãng, khi mà các điều kiện minh bạch về lộ trình và giá cước được đảm bảo, thì cũng cho phép hãng taxi và khách hàng có thể thoả thuận giá cho phù hợp với nhu cầu ở thời điểm đó, thay vì sử dụng giá niêm yết. Giá niêm yết vẫn tiếp tục áp dụng cho trường hợp khách vẫy tay và vận chuyển theo đồng hồ.

Trước đó, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô được ban hành lần đầu vào tháng 2/2016. Đến nay sau hơn 3 năm, trải qua 7 lần ban hành với hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều giữa các bên liên quan. Vấn đề cần phải chỉnh sửa nhiều nhất chính là quy định với loại hình vận tải bằng ôtô dưới 9 chỗ ngồi.

Sau khi trình dự thảo lần thứ 7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ nội dung dự thảo trên tinh thần phù hợp với các luật có liên quan. Đồng thời đảm bảo các nguyên tắc: Phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân, đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước; cạnh tranh lành mạnh; tuyệt đối không để xảy ra kẽ hở pháp lý, làm phát sinh lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách.

Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô dưới 9 chỗ, Bộ GTVT nghiên cứu kỹ hai phương án đã được các thành viên Chính phủ biểu quyết (taxi, xe hợp đồng), đề xuất thêm phương án phù hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cần xem Grab, Uber… là chủ thể riêng biệt”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO