Canada thể hiện lập trường về Biển Đông ra sao?

LAM SONG 22/06/2021 05:00

Các hoạt động của Hải quân Hoàng gia Canada (RCN) ở Biển Đông cho thấy Canada ngày càng quyết tâm hơn trong việc phản đối Trung Quốc.

Hộ vệ hạm Canada HMCS Calgary tham gia diễn tập RIMPAC 2016 tại Hawaii, Mỹ, tháng 8/2016. Ảnh: US Navy.

Hộ vệ hạm Canada HMCS Calgary tham gia diễn tập RIMPAC 2016 tại Hawaii, Mỹ, tháng 8/2016. Ảnh: US Navy.

Trong bài phân tích về các chuyển biến trong chính sách và hành động của Canada đối với vấn đề Biển Đông mới đây, Thạc sĩ Khoa học Chính trị Jacob Benjamin (Đại học Waterloo, Canada) thông tin, năm 2016, Thượng nghị sĩ gốc Việt của đảng Bảo thủ Canada, ông Thanh Hai Ngo (Ngô Thanh Hải), đệ trình một khuyến nghị để Canada áp dụng lập trường “có nguyên tắc hơn” đối với chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bản khuyến nghị được Thượng viện Canada thông qua vào tháng 4/2018, với tính chất không ràng buộc. Tuy vậy, đề xuất trọng tâm của bản khuyến nghị này đang dần được hiện thực hóa thành chính sách.

Thứ nhất, chính phủ của Thủ tướng Trudeau đã thay đổi thái độ rõ rệt khi trực tiếp đưa ra những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc, đánh dấu việc từ bỏ giọng điệu chung chung kêu gọi tất cả các bên tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thứ hai, các hoạt động của Hải quân Hoàng gia Canada (RCN) ở Biển Đông cho thấy một Canada ngày càng quyết tâm hơn trong việc phản đối Trung Quốc.

Việc RCN nhiều lần đi qua Biển Đông (dù bị các tàu thuyền của Trung Quốc theo dõi) đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Một ví dụ gần đây nhất là vào ngày 29-30/3, khi tàu khu trục HMCS Calgary đi qua quần đảo Trường Sa trong hành trình từ Brunei đến Việt Nam.

Ngay cả khi Canada không tham gia các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ, song sự hiện diện của hải quân nước này ở Biển Đông cũng có tần suất cao hơn nhiều so với những năm trước.

Có thể khẳng định, chính quyền Canada ngày càng quan tâm đến tình hình Biển Đông theo chiều hướng bảo vệ quyền tự do hàng hải và phản đối các hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Hồi tháng 3/2021, Bộ Quốc phòng Canada cho biết, hộ vệ hạm HMCS Calgary đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 29-30/3, khi thực hiện hải trình từ Brunei qua Biển Đông. Đây là khu vực Trung Quốc chiếm giữ, bồi đắp và quân sự hóa trái phép một số đảo nhân tạo nhằm phục vụ cho yêu sách chủ quyền phi pháp, vốn bị các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế bác bỏ.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Canada Daniel Le Bouthillier cho biết tuyến đường qua Biển Đông là "phù hợp nhất" cho hộ vệ hạm Calgary. Một quan chức quốc phòng Canada cho biết phía Trung Quốc đã điều một chiến hạm bám đuôi hộ vệ hạm Calgary.

Chuyến đi của hộ vệ hạm Calgary diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc điều đội tàu hơn 200 chiếc tới neo đậu trái phép gần đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ hôm 7/3. Các tàu này trong nhiều ngày không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi, sau đó chúng tỏa đi các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa.

Chuyến đi của chiến hạm Calgary có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc, vốn xấu đi sau vụ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver vào tháng 12/2018. Trung Quốc sau đó bắt hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, động thái được cho nhằm trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu.

Tàu khu trục HMCS Calgary đi qua Biển Đông và cập cảng Cam Ranh ngày 31/3 để “tiếp vận hậu cần”. (Nguồn: SCMP)

Tàu khu trục HMCS Calgary đi qua Biển Đông và cập cảng Cam Ranh ngày 31/3 để “tiếp vận hậu cần”. (Nguồn: SCMP)

Đây không phải lần đầu tiên Canada điều tàu chiến tới hoạt động ở Biển Đông, nhưng giới chức nước này thường phủ nhận các chuyến đi như vậy là nhằm phát đi bất cứ thông điệp nào. Tuy nhiên, các tài liệu nội bộ được tờ Canadian Press tiết lộ năm ngoái cho thấy hoạt động triển khai tàu chiến tới Biển Đông thường được thảo luận ở cấp cao nhất trong chính phủ Canada trước khi được phê chuẩn.

Gần đây nhất, hồi tháng 4/2021, Canada đã lên tiếng phản đối những động thái của Trung Quốc khi đưa tàu đến cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Trong một tin nhắn trên mạng xã hội Twitter, Đại sứ Canada tại Philippines khẳng định quan điểm phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hành động này làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Diễn biến này cho thấy chính quyền Canada ngày càng quan tâm đến tình hình Biển Đông theo chiều hướng bảo vệ quyền tự do hàng hải và phản đối các hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Trước đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng bị chỉ trích vì luôn né tránh vấn đề Biển Đông.

Ví dụ, phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi năm 2016, Thủ tướng Trudeau công khai nhấn mạnh những sáng kiến nhân đạo chung với Nhật Bản, song lại “né tránh” vấn đề Biển Đông.

Ông Trudeau cũng rất thận trọng không chỉ đích danh “thủ phạm” nào trong các tranh chấp khi phát biểu trước báo giới tại Hội nghị các lãnh đạo APEC 2015 ở Philippines.

Đến nay, thái độ của Ottawa về Biển Đông đã có sự chuyển biến. Phát biểu trước Ủy ban đặc biệt về Trung Quốc thuộc Hạ viện Canada hồi tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Sajjan tuyên bố: “Canada phản đối các kế hoạch cải tạo đất và xây dựng các tiền đồn tại các khu vực tranh chấp phục vụ những mục đích quân sự”.

Theo phân tích của các chuyên gia, sự xuống cấp trong mối quan hệ Trung Quốc-Canada trong các lĩnh vực khác cũng là một nhân tố thúc đẩy Canada can dự nhiều hơn vào khu vực Biển Đông.

Đặc biệt, những tranh chấp xung quanh vụ Mạnh Vãn Châu (con gái của nhà sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei) và sự trả đũa của Trung Quốc bằng cách bắt giữ 2 công dân Canada đang thúc đẩy chính phủ Trudeau đưa ra một chính sách quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

Ngoài ra, giống như nhiều quốc gia phương Tây khác, Canada cũng xung đột với Trung Quốc về “các lợi ích cốt lõi”: Ottawa phản đối luật an ninh quốc gia Hong Kong tại Liên hợp quốc, ủng hộ phòng trào do Mỹ dẫn đầu để Đài Loan được hưởng quy chế quan sát viên tại Tổ chức Y tế Thế giới, và tiếp tục lên án mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyên gia nói gì về việc Trung Quốc khai thác tài nguyên Biển Đông?

    06:20, 18/06/2021

  • Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

    19:04, 17/06/2021

  • Việt Nam đề nghị sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

    13:05, 16/06/2021

  • Mỹ và đồng minh tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông

    07:00, 13/06/2021

  • “Liều thuốc” thử phản ứng của Malaysia trong vấn đề Biển Đông

    05:18, 11/06/2021

  • Trung Quốc kéo giàn khai thác khổng lồ ra Biển Đông: Các nước trong khu vực cần làm gì?

    05:00, 10/06/2021

  • Trung Quốc “thị uy quân sự” với nước láng giềng trên Biển Đông

    10:37, 09/06/2021

  • COVID-19 và Biển Đông làm nóng Hội nghị ASEAN - Trung Quốc

    06:00, 09/06/2021

  • Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?

    05:00, 08/06/2021

  • Nếu mất Biển Đông là có tội với dân, với nước

    05:00, 07/06/2021

  • Trung Quốc toan tính gì khi đặt giàn khoan khai thác khổng lồ ở Biển Đông?

    05:00, 04/06/2021

  • Thấy gì từ việc Philippines gửi 100 công hàm phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông?

    05:00, 02/06/2021

  • Nước Anh làm gì để phản ứng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông?

    05:05, 28/05/2021

  • Biến Biển Đông thành “ao nhà”: Trung Quốc đang tự hủy lợi ích của đất nước mình!

    05:00, 25/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Canada thể hiện lập trường về Biển Đông ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO