Càng khó khăn càng làm bật lên ý chí và khát vọng vươn lên của doanh nhân Thái Bình

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Khắc Thận – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình tại buổi gặp mặt chúc mừng các doanh nhân nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

>>> Thái Bình: Chính quyền và doanh nghiệp bắt tay cải thiện môi trường kinh doanh

Theo ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, chưa khi nào gặp khó khăn nhiều phía như từ đầu năm đến nay song các doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình đã kịp thích ứng và tìm ra lối đi cho mình để tồn tại, phát triển, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế. “Càng khó khăn càng làm bật lên ý chí và khát vọng vươn lên của doanh nhân Thái Bình”.

Đối mặt thử thách....

Từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp trong tỉnh Thái Bình phải vật lộn trong gian khó, không ít doanh nghiệp tiềm lực yếu rơi vào tình trạng suy thoái. Đã có 491 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh, 96 doanh nghiệp tự nguyện giải thể. Những con số đó từ thực tế đã minh chứng cho thấy mức độ khó khăn, áp lực mà cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt lớn như thế nào.

Thời gian qua, Thái Bình có 491 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh, 96 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, Thái Bình có 491 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh, 96 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động bởi khủng hoảng. Tuy nhiên đây cũng chính là thách thức và cả cơ hội phía trước của các doanh nghiệp. Trong nguy có cơ, đây là giai đoạn nhạy cảm nhưng cũng là trạng thái lý tưởng để các nhiều doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm để thoát ra khỏi khủng hoảng và có thể trở thành ngôi sao kinh doanh bằng tư duy hợp với thời đại.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp: Thời gian qua các doanh nghiệp dệt may, đơn hàng sản xuất bị giảm từ 25 - 40% so với cùng kỳ năm 2022 khiến việc duy trì việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ cạnh tranh trong nước, các doanh nghiệp còn phải đương đầu với nhiều đối thủ nước ngoài bởi đơn hàng giá rẻ, công nghệ xanh... Còn các doanh nghiệp ngành hàng sợi dệt, da giày, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá sản phẩm bán ra thị trường gần như không thay đổi. 

9 tháng năm 2023, tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh ước đạt 141.336 tỷ đồng, tăng 7%, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022. Các doanh nghiệp nộp vào ngân sách tỉnh 2.710 tỷ đồng và nộp thuế xuất nhập khẩu 1.139 tỷ đồng. Cùng với các thành phần kinh tế khác, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đã tỉnh Thái Bình có những đóng góp quan trọng làm nên bức tranh kinh tế với những gam màu tươi sáng đó

Ông Ngô Quang Văn - Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Thiên Văn (Thái Thụy) cho biết: Giá nguyên vật liệu sản xuất, giá năng lượng như điện, than, khí gas, xăng dầu đều tăng ở mức từ 3 - 12%, rồi giá cước dịch vụ logistics cũng leo thang khiến chi phí cấu thành sản phẩm tăng từ 15 - 20%. Tuy nhiên, do tổng cầu giảm, doanh nghiệp vẫn phải giữ ổn định giá sản phẩm với hy vọng kích cầu tiêu dùng, tránh hàng hóa bị tồn kho lớn.

Sức hấp thụ hàng hóa của thị trường trong nước giảm, thị trường xuất khẩu cũng tương tự. Từ châu Âu đến châu Mỹ, khu vực Trung Đông, Đông Bắc Á là những thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp trong tỉnh đều bị thu hẹp. Doanh nghiệp chỉ nhận được những đơn hàng xuất khẩu với số lượng nhỏ, giá trị thấp. Chẳng những vậy, các đối tác bạn hàng ngày càng khắt khe với những tiêu chí chất lượng cao, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, đặt các doanh nghiệp xuất khẩu vào thế muốn tồn tại phải thích ứng, có giải pháp sản xuất mới kéo theo chi phí cho đổi mới máy móc, công nghệ không hề nhỏ.

Khó khăn tôi luyện bản lĩnh doanh nhân

Đứng trước chồng chất khó khăn, các doanh nhân không nản chí, né tránh, chờ thời mà trực diện đối đầu, chủ động nghiên cứu, sáng tạo tìm cơ hội vươn lên. Đó cũng chính là ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh kiên cường và khát vọng phát triển của người Thái Bình, doanh nhân Thái Bình.

Ông Bùi Văn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm sứ Long Hầu chia sẻ: Khó khăn làm cho chúng tôi nhận ra cấu trúc mô hình quản lý, sản xuất có những hạn chế và thấy cả sự biến chuyển nhanh chóng của doanh nghiệp các nước trên thế giới thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Long Hầu phải chủ động sắp xếp lại nhân lực, quản lý dòng vốn chặt chẽ hơn và tập trung đầu tư có trọng điểm, trong đó chủ yếu đổi mới công nghệ sản xuất, nâng tỷ lệ máy móc tự động hóa và nâng cao tay nghề cho người lao động. Nhờ đó, Công ty nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, bảo đảm giá thành hợp lý, ổn định, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Long Hầu có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và vươn ra xuất khẩu tới các nước Italy, Brazil, Hàn Quốc, Myanmar.

Không riêng Long Hầu, rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn đổi mới công nghệ, máy móc để tạo động lực phát triển. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp còn nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số toàn diện từ công tác quản lý, điều hành đến sản xuất, kinh doanh, kết nối sản xuất với thị trường. Tiêu biểu là Công ty Cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ, Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát, Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor, Công ty TNHH Thương mại AP Phú Hưng...

Công ty Cổ phần Gốm sứ Long Hầu đầu tư nhiều máy móc tự động hóa và công nghệ sản xuất tiên tiến

Công ty Cổ phần Gốm sứ Long Hầu đầu tư nhiều máy móc tự động hóa và công nghệ sản xuất tiên tiến (Ảnh; Báo Thái Bình)

Còn Tổng giám đốc Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát - Vũ Mạnh Hoàn cho biết: Đến nay, hệ thống đại lý ô tô và mô tô của Hưng Thịnh Phát phủ kín địa bàn các huyện, thành phố phục vụ người tiêu dùng Thái Bình. Tuy nhiên, để tăng sự trải nghiệm, thuận lợi trong quá trình tìm hiểu, mua sắm phương tiện giao thông, Hưng Thịnh Phát đã đưa tất cả thông tin, hình ảnh về sản phẩm lên website, mạng xã hội của Công ty.

Đặc biệt, Công ty xây dựng thành công showroom ô tô 5D trên môi trường internet giúp khách hàng tham quan, mua sắm bất cứ thời gian nào, ở bất cứ đâu mà không cần trực tiếp đến đại lý. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp xóa bỏ khoảng cách, thời gian tiếp cận khách hàng, tăng doanh số bán hàng rất hiệu quả. 

Chia sẻ về bản lĩnh của doanh nhân thời đại 4.0 ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor chia sẻ: Chuyển đổi số giúp chúng tôi quản lý, điều hành, giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp từ xa và ở mọi thời điểm. Xây dựng dữ liệu lớn (big data) thông tin về doanh nghiệp còn cho phép chúng tôi tìm kiếm, lựa chọn được các nhà cung cấp nguyên liệu tốt nhất và mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện Hương Sen Comfor đã đưa sản phẩm xuất khẩu ổn định vào các thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Singapore và một số nước châu Âu.

Thay vì chỉ tập trung sản xuất ra hàng hóa tốt, giá thành hợp lý rồi chờ khách hàng đến như lâu nay, các doanh nghiệp đã chủ động tìm cách đưa sản phẩm đến giới thiệu, bán hàng; tìm hiểu nhu cầu thị trường rồi sản xuất ra hàng hóa để đáp ứng thông qua hoạt động xúc tiến thương mại. 

Theo đại diện Công ty Cổ phần Kỹ thương Thiên Hoàng, Để mở rộng tìm kiếm đối tác, goài tham gia cùng đoàn công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương tại các nước Bắc Âu, Italy, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Công ty còn chủ động đưa sản phẩm tham gia các hội chợ thương mại quốc tế và gặp gỡ trực tiếp các khách hàng ở nhiều nước để đàm phán xuất khẩu. 

Ông Đào Đức Hưng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng cho biết: Tiếp cận thị trường và khách hàng đích là cách giúp Công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.

Sự sáng tạo, quyết tâm vươn lên của mỗi doanh nhân là nhân tố chính để các doanh nghiệp vượt khó và có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Ông Trần Văn Quang - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: Trong gian nan cũng xuất hiện cơ hội để doanh nghiệp thay đổi và tiếp tục tồn tại, phát triển. Ông Quang cho rằng, trong bối cảnh người tiêu dùng toàn cầu cắt giảm chi tiêu, các nhà sản xuất phải tạo ra được sản phẩm hướng đến giá trị lõi. Nếu không tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp không thể nào giảm được giá thành dịch vụ, hàng hóa để khách hàng dễ chấp nhận hơn.

Càng khó khăn càng thêm tôi luyện bản lĩnh doanh nhân (Ảnh: minh họa)

Càng khó khăn càng thêm tôi luyện bản lĩnh doanh nhân (Ảnh: minh họa)

Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải bắt kịp xu hướng ứng dụng công nghệ, tiếp cận khách hàng nhanh hơn và bền vững hơn trong bối cảnh hiện tại. Giai đoạn việc chuẩn bị tốt giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với những tác động tiêu cực đến từ bên ngoài. Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nên sẽ có lợi thế để bứt tốc, bởi nhiều hoạt động kinh tế hiện nay phần lớn dựa vào những tiến bộ của công nghệ.

Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có khát vọng của riêng mình, khát vọng đó là kim chỉ nam, là động lực để giúp họ tiến lên. Những biến động trong nền kinh tế đang diễn ra là liều thuốc thử rất nặng đô cho các doanh nghiệp trong bài kiểm tra về khả năng chịu đựng, thích nghi và thay đổi. Thị trường đang vào khúc cua gắt, ai đủ bản lĩnh thì sẽ tận dụng khúc cua này để bứt phá vượt lên và đạt được những thành tựu như kỳ vọng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Càng khó khăn càng làm bật lên ý chí và khát vọng vươn lên của doanh nhân Thái Bình tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714228049 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714228049 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10