Cảnh báo đa cấp bất động sản - Bài 6: Công ty Nhật Nam và “cú lừa” phút chót

Diendandoanhnghiep.vn Khi nhiều địa phương đồng loạt cảnh báo người dân không đầu tư góp vốn vào Công ty Nhật Nam thì bà Vũ Thị Thúy tiếp tục mở một loạt công ty mới, dùng tài sản đã thế chấp ngân hàng để huy động vốn…

>>Cảnh báo đa cấp bất động sản - Bài 5: Nhiều địa phương “réo tên” Nhật Nam

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trong loạt bài: “Cảnh báo đa cấp bất động sản”, trước hoạt động “gọi vốn” trả lãi “khủng” của Công ty CP Đầu tư thương mại Bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam), nhiều địa phương đã phải đưa ra cảnh báo rủi ro với người dân trên địa bàn khi tham gia đầu tư vào công ty này.

Tại thời điểm này, hàng loạt nhà đầu tư đã bắt đầu hoang mang bởi nguy cơ “mất cả chì lẫn chài” với những dấu hiệu đang hiển hiện. Tuy nhiên, để xoa dịu các nhà đầu tư, từ tháng 9/2022, lấy lý do dự định thâu tóm và mua thêm nhiều dự án bất động sản, Công ty Nhật Nam tiếp tục thông báo tới các nhà đầu tư về việc tạm thời không chi trả tiền gốc mà chỉ trả tiền lãi 2.8%/tháng để tập trung vốn mua dự án sinh lời.

hihihi

Một số nhà đầu tư căng băng rôn đòi tiền bà Vũ Thị Thúy hồi tháng 7/2023

Chiêu trò “ve sầu thoát xác”

Sau nhiều tháng “khất nợ”, hàng loạt nhóm nhà đầu tư đã bức xúc và bắt đầu căng băng rôn đòi quyền lợi trước các trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp này. Đáng chú ý, từ đầu năm 2023, hàng nghìn khách hàng của Công ty Nhật Nam lại tiếp tục bất ngờ khi nhận được thông báo từ công ty về việc thu hồi hợp đồng gốc để chuyển sang tư cách pháp nhân mới.

Cụ thể, thời điểm này theo “thông báo chuyển đổi hợp đồng Nhật Nam sang Sông Đà Nhật Nam” mà công ty gửi cho khách hàng, thì doanh nghiệp này yêu cầu tất cả khách hàng đã ký hợp đồng trước đó phải nộp lại toàn bộ hợp đồng gốc để cấp lại hợp đồng mới mang tên Sông Đà Nhật Nam.

Cùng với đó, Sông Đà Nhật Nam cũng đưa ra nhiều giai đoạn chi trả tiền cho khách hàng. Doanh nghiệp này cũng yêu cầu tất cả hợp đồng phải được chuyển đổi trong tháng 2/2022 thì sau 3 tháng sẽ nhận lãi các tháng 3,4,5 và sẽ được nhận trong tháng 6/2023. Nhà đầu tư nào chuyển đổi chậm sẽ nhận gối đầu theo các tháng.

“Còn những nhà đầu tư không chuyển đổi qua Sông Đà Nhật Nam, quyền lợi vẫn được giữ nguyên cho đến khi tài sản công ty tăng trưởng và bán đi có dòng tiền về sẽ hoàn lại cho nhà đầu tư nhưng không có thời gian cụ thể, phải tuỳ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp”, thông báo nhấn mạnh.

Động thái này được đưa ra sau thương vụ bà Vũ Thị Thúy – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Nhật Nam đã mua vào 1.631.622 cổ phần Công ty CP Sông Đà 1.01, trở thành cổ đông lớn thứ 2 với tỉ lệ 23,53% vốn điều lệ. Tại Đại hội cổ đông bất thường Công ty CP Sông Đà 1.01 diễn ra vào ngày 31/12/2022, bà Vũ Thị Thuý được HĐQT họp bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện trước pháp luật của Công ty Sông Đà 1.01.

Trước đó, Công ty CP tập đoàn Sông Đà Nhật Nam cũng đã được thành lập và được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 21/11/2022, trụ sở chính đặt tại 79 Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội và 449 – 451 Tân Sơn, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Cuối tháng 2/2023, Công ty cổ phần Sông Đà Invest được thành lập. Cả hai doanh nghiệp này đều do bà Vũ Thị Thúy làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

>>Cảnh báo đa cấp bất động sản - Bài 4: Công ty Nhật Nam thỏa thuận “trả tiền…kiện báo”

hihihhihihi

Một nhà đầu tư chuyển tiền góp vốn vào Công ty của bà Vũ Thị Thúy

Tài sản bị giữ trong Ngân hàng vẫn mời gọi đầu tư

Được biết, để tiếp tục huy động vốn từ nhà đầu tư, bà Vũ Thị Thúy tiếp tục giới thiệu, quảng cáo và mời gọi các nhà đầu tư góp vốn vào nhiều dự án nằm ở vị trí “vàng” như Tòa nhà CT1 Văn Khê tại Khu đô thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông; Chung cư cao cấp Vinafor tại ngã tư đường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội…

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, đối với toàn bộ tài sản còn lại của Dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor (đã đổi tên là dự án Tokyo Tower) hiện đang là tài sản bàn giao theo hợp đồng Thế chấp số 691 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank). Ngày 4/9/2018, phía Ngân hàng đã có Công văn gửi Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 về việc thu giữ tài sản đảm bảo này.

Ngày 19/4/2023 vừa qua, PVcomBank tiếp tục có Công văn số 8504/PVB-QL&TCTTS gửi Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 về việc thông báo nghĩa vụ nợ. Theo nội dung thông báo cho thấy, dư nợ tính hết ngày 30/3/2023 là 971.994.735.674 VNĐ (gần 972 tỷ đồng: Trong đó, nợ gốc là 478.524.993.435 VNĐ, nợ lãi là 493.469.742.239 VNĐ).

Cũng theo nội dung thông báo này, PVcomBank yêu cầu phải thanh toán dứt điểm toàn bộ các khoản nợ trước ngày 30/4/2023.

“Nếu Công ty không thực hiện yêu cầu kể trên, PVcomBank sẽ tiến hành các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo theo đúng quy định của Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp/cầm cố, áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định”, nội dung thông báo nêu.

Trong một diễn biến khác, ngày 13/4/2023, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị UDIC (Tổng Công ty UDIC) cũng có Công văn số 270/UDIC-PCTT gửi Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 và bà Vũ Thị Thúy – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quyết định của bản án. Tại Công văn này cho thấy, Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 đang nợ Tổng Công ty UDIC hơn 96 tỷ đồng.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo đa cấp bất động sản - Bài 6: Công ty Nhật Nam và “cú lừa” phút chót tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714341447 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714341447 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10