Cảnh giác đầu tư qua các nền tảng “mạo danh” người nổi tiếng

Diendandoanhnghiep.vn Nhà đầu tư nên cảnh giác cao độ trước những trò gian lận lợi dụng danh nghĩa người nổi tiếng để mời gọi đầu tư tham gia vào các sàn giao dịch tiền ảo, hay các hoạt động tài chính khác.

Lừa đảo trực tuyến là một trong những vấn nạn nhức nhối trên không gian mạng với đủ mọi chiêu trò, trong đó có lợi dụng danh nghĩa người nổi tiếng. Một số cách thức được sử dụng như, chiếm đoạt các kênh, fanpage, hoặc tạo lập giả thương hiệu, hình ảnh của người nổi tiếng để thực hiện hành vi lừa đảo, hỗ trợ từ thiện, mời gọi đầu tư,... Những tên tuổi như Bill Gates, Elon Musk hoặc các ông chủ Tesla và SpaceX đều từng bị mạo danh theo cách này.

Hành vi mạo danh người nổi tiếng để lừa đảo trên mạng xã hội là không hiếm, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin cũng như các nên tảng trực tuyến

Hành vi mạo danh người nổi tiếng để lừa đảo trên mạng xã hội là không hiếm đang diễn ra khi công nghệ thông tin cũng như các nền tảng trực tuyến ngày càng phát triển

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook, Zalo xuất hiện một số tài khoản sử dụng hình ảnh 2 lãnh đạo cấp cao của ngân hàng SHB và Công ty tài chính tiêu dùng SHB Finance (SHB FC). Các tài khoản này đã quảng bá, dụ dỗ, kêu gọi mọi người sử dụng các dịch vụ đầu tư tài chính, cho vay cá nhân và một số hoạt động giao dịch khác. Người bị mạo danh là ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc ngân SHB và tên, hình ảnh của ông Đỗ Quang Vinh, Phó Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ SHB, Chủ tịch HĐTV SHB FC.

Theo ghi nhận, các tài khoản này sử dụng danh tính, uy tín của cá nhân lãnh đạo và hình ảnh ngân hàng SHB, SHB FC lôi kéo người vay tiền, cam kết hỗ trợ nợ xấu, giải ngân chỉ trong 1 giờ đồng hồ, thủ tục đơn giản, không thẩm định, lãi suất ưu đãi, hạn mức lên đến 200 triệu đồng,…

Ngoài ra, còn có những tài khoản sử dụng tên thương hiệu T&T Group và logo hình đầu hổ (đã được Tập đoàn T&T Group đăng ký sở hữu trí tuệ) làm tên đại diện nhóm, sử dụng các giá trị cốt lõi của T&T Group làm nội dung quảng bá, lôi kéo, kêu gọi tham gia các sàn giao dịch tiền ảo có tên Deniex, Binamex…

Đại diện Tập đoàn T&T Group cho biết, đây là hành vi giả mạo, sử dụng trái phép tên thương hiệu và logo của Tập đoàn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của Tập đoàn và cá nhân các lãnh đạo cấp cao. T&T Group đã liên hệ và yêu cầu các tài khoản mạng xã hội có hành vi giả mạo, sử dụng trái phép tên thương hiệu và logo gỡ ngay các hình ảnh, tên thương hiệu, hastag có liên quan đến T&T Group.

Tên thương hiệu và logo của Tập đoàn T&T Group bị mạo danh trên mạng xã hội

Tên thương hiệu và logo của Tập đoàn T&T Group bị mạo danh trên mạng xã hội

Đồng thời, Tập đoàn sẽ có đơn tố giác và làm việc với cơ quan chức năng (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05, Bộ Công an) để tố cáo hành vi sử dụng trái phép tên thương hiệu và logo T&T Group trên mạng xã hội; đề nghị xem xét dấu hiệu vi phạm hình sự của các hành vi này và có biện pháp can thiệp với các đối tượng liên quan một cách sớm nhất.

Mặt khác, Tập đoàn cũng sẽ làm việc với đại diện Facebook tại Việt Nam để tố cáo hành vi vi phạm và yêu cầu Facebook hỗ trợ ngăn chặn các tài khoản cũng như bài viết sử dụng trái phép tên thương hiệu và logo T&T Group.

Tương tự, phía ngân hàng SHB cũng đã liên hệ và yêu cầu các tài khoản mạng xã hội có hành vi mạo danh lãnh đạo SHB gỡ ngay tài khoản giả mạo, cùng các hình ảnh liên quan tới ngân hàng SHB, SHB FC, ông Nguyễn Văn Lê và ông Đỗ Quang Vinh. Bên cạnh đó, tiến hành các thủ tục tố cáo hành vi trên tới cơ quan chức năng cũng như đại diện các nền tảng mạng xã hội này tại Việt Nam.

Theo chia sẻ của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW, hành vi mạo danh này không chỉ sai trái về mặt đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. Việc mạo danh gây bất an, ảnh hưởng tới đời sống, công việc và uy tín của người bị giả mạo, trong khi pháp luật dân sự đã quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, cần có biện pháp quyết liệt để làm trong sạch môi trường Internet và mạng xã hội. Người bị mạo danh hoàn toàn có thể khởi kiện vụ việc dân sự để đòi bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất, xin lỗi hoặc cải chính công khai do hành vi mạo danh nêu trên gây ra.

Hiện nay, Luật công nghệ thông tin và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì hành vi mạo danh nêu trên đều bị cấm. Theo điều 5 Nghị định 72 có quy định cấm như sau: “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Cũng theo Luật công nghệ thông tin, thì cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”, LS. Hà cho biết.

Về giải pháp xử lý những tình huống tương tự xảy ra, LS. Nguyễn Thanh Hà cũng khuyến nghị một số điều như:

Thứ nhất, về mặt kỹ thuật, cần sử dụng các công cụ của mạng Facebook, Zalo,... tiến hành gửi thông tin lên trang mạng để họ khoá các tài khoản giả mạo.

Thứ hai, khi phát hiện hành vi vi phạm, cần thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh thiệt hại cho người khác và chính người bị mạo danh.

Thứ ba, khi có hậu quả xảy ra, cần thông báo với cơ quan chức năng như thanh tra, công an để đề nghị xử lý vi phạm.

Thứ tư, người dùng mạng xã hội cũng cần nâng cao nhận thức, không nên tin vào những thông tin chưa được kiểm chứng.

Thứ năm, cơ quan chức năng cũng cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để răn đe các trường hợp khác.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia tài chính số cho rằng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tài chính kỹ thuật số và sư lỏng lẻo trong công tác quản lý các nền tảng này đã tạo cơ hội cho nhiều kẻ lừa đảo lộng hành. Về phía người bị mạo danh thì cần nhanh chóng xử lý rắc rối “trên trời rơi xuống” để tránh thiệt hại cho bản thân hay tổ chức. Nhưng về phía cộng đồng, những người bị dụ dỗ đầu tư cũng cần nâng cao nhận thức, cảnh giác cao độ trước mọi nguồn thông tin.

Thực tế, việc phát hiện những trò gian lận lợi dụng danh nghĩa người nổi tiếng không quá khó khăn, bao gồm sử dụng các biện pháp bảo vệ mà các nền tảng mạng xã hội thực hiện để phân biệt. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là luôn cảnh giác và đặt câu hỏi về mọi thứ có vẻ đáng ngờ để không sa vào bẫy của những kẻ lừa đảo”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cảnh giác đầu tư qua các nền tảng “mạo danh” người nổi tiếng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713891151 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713891151 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10