Kinh tế địa phương

Cao Bằng: Đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số

Phương Anh 01/11/2024 13:30

Cao Bằng đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội.

Xác định chuyển đổi số là một trong nhiệm vụ quan trọng góp phần ổn định kinh tế, tạo động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh… trong những năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 7/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện đồng bộ, xuyên suốt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy và các đại biểu tham quan, trải nghiệm các nền tảng số
Các đại biểu trải nghiệm các nền tảng số

UBND tỉnh Cao Bằng đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, nghị quyết của Trung ương về chuyển đổi số, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số của tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị luôn bám sát vào chương trình, kế hoạch, kịp thời phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, văn bản về cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số. Qua đó nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng côn nghệ thông tin (CNTT) - truyền thông (ICT-INDEX).

Cao Bằng luôn xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần ổn định kinh tế, tạo động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.

Theo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng, hiện nay, hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh được chuẩn hóa và cài đặt kết nối với hệ thống giám sát Cục Bưu điện Trung ương đến 100% UBND huyện, Thành phố và các xã trên toàn tỉnh. Hệ thống quản lý văn bản kết nối thông suốt với trục liên thông văn bản quốc gia được ứng dụng và triển khai đồng bộ đến 100% sở, ban, ngành, địa phương.

Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) ban hành quy chế quản lý, vận hành của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Cao Bằng; hoàn thành tích hợp dữ liệu của 8 phân hệ: giám sát chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giám sát phản ánh kiến nghị người dân có nguồn dữ liệu hệ thống kết nối người dân, giám sát dịch vụ hành chính công, giám sát văn bản điện tử, giám sát lĩnh vực y tế, giám sát giáo dục, giám sát điều hành du lịch, giám sát phản ánh hiện trường...

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cao Bằng
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đến nay, hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai sử dụng thống nhất trong tất cả các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; 100% cán bộ, công chức sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành; 97% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước hoàn toàn dưới dạng điện tử; ứng dụng một cửa điện tử tỉnh được triển khai đồng bộ đến 100% sở, ban, ngành, địa phương; tích hợp 2.650 chứng thư số chuyên dùng lên phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai kết nối 4 cấp.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đang cung cấp 1.152 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 418 dịch vụ công trực tuyến một phần. Tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt 71,55%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 48,29%; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 42,35%; tỷ lệ hồ sơ kết quả điện tử đạt 68,99%; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 68,5%.

Lũy kế đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh có 1.472 doanh nghiệp; tổng số doanh nghiệp nộp thuế điện tử là 1.462 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử là 1.420 doanh nghiệp.

Các đại biểu thực hiện nghi thức ấn nút khai trương các nền tảng số.1
Các đại biểu thực hiện nghi thức ấn nút khai trương các nền tảng số: Công dân số Cao Bằng, Nông dân Việt Nam.

Tại Lễ công bố các nền tảng số: Công dân số Cao Bằng, Nông dân Việt Nam; Chiến dịch ra quân cao điểm hướng dẫn cài đặt sử dụng các nền tảng số, ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng cho biết, Cao Bằng mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm chính trị, bằng sự đổi mới, sáng tạo, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn diện trên cả 03 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Chính quyền số ngày càng hoàn thiện, phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân; kinh tế số, xã hội số có sự chuyển dịch, phát triển.

Có thể nói, việc triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chuyển đổi số tại Cao Bằng đã góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân, tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, từng bước thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng, miền, mang lại cuộc sống tiện ích cho người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số năm 2024 đã tạo động lực tích cực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nền tảng Công dân số Cao Bằng được xác định là một kênh tổng hợp kết nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền; là kênh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt... Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên triển khai theo Đề án Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, "Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số" Nền tảng Công dân số Cao Bằng được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa quy trình hành chính, và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Nền tảng Công dân số tỉnh Cao Bằng có các chức năng: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phản ánh, kiến nghị; Thông tin tin tức, sự kiện, cảnh báo, ứng phó linh hoạt với các tình huống khẩn cấp; Thanh toán trực tuyến; Cung cấp các thông tin dịch vụ khác như danh bạ các cơ quan chức năng của tỉnh, các dịch vụ an sinh xã hội, trợ lý ảo, camera công cộng giúp người dân dễ dàng tìm kiếm các thông tin, truy cập dịch vụ mà mình cần.

Thông qua nền tảng Công dân số mang lại lợi ích quan trọng cho Lãnh đạo chính quyền các cấp, giúp Lãnh đạo quản lý, điều hành và tương tác với người dân, doanh nghiệp một các hiệu quả như: Quản lý dữ liệu; Minh bạch hóa thủ tục hành chính; Ra quyết định kịp thời, nhanh chóng giải quyết các vấn đề cấp bách của người dân; Tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cao Bằng: Đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO