Cấp bách thị trường mua bán nợ

Diendandoanhnghiep.vn Việc khó phát mãi tài sản để thu hồi nợ đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực tài chính, khả năng cho vay của các ngân hàng.

>> Nợ xấu ngân hàng đang “đáng ngại” ra sao?

Theo các chuyên gia, cần nhanh chóng xây dựng và đưa vào vận hành thị trường mua bán nợ để hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc thu hồi nợ, đưa vốn vào nền kinh tế.

 Nợ xấu của một số ngân hàng trong quý I/2023. Nguồn: vietnambiz

Nợ xấu của một số ngân hàng trong quý I/2023. Nguồn: vietnambiz

Khó phát mãi tài sản

BIDV Phú Tài vừa thông báo bán đấu giá tài sản của Công ty Thành Vinh là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên 04 thửa đất tại Khu QH TĐC 9,26ha, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là lần đấu giá thứ 10, và mức giá khởi điểm cũng được giảm xuống chỉ còn hơn 3,1 tỷ đồng. Hay như Agribank vừa thông báo đấu giá lần thứ 28 đối với tài sản của doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng có địa chỉ tại số 279 Bến Chương Dương, phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM… Đây chỉ là một vài ví dụ trong số không ít các trường hợp mà các nhà băng phải tổ chức nhiều lần đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, song không thành công.

Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất đã buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí dừng hoạt động. Điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tín dụng của các ngân hàng, và đấu giá tài sản là biện pháp “cực chẳng đã” của các nhà băng để thu hồi nợ.

Thế nhưng, những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là sự trầm lắng của thị trường bất động sản, đã khiến cho hoạt động phát mãi tài sản của các nhà băng gặp không ít trắc trở.

>> Thu giữ tài sản bảo đảm: Vướng mắc lớn khi xử lý nợ xấu

Hoàn thiện khung pháp lý

Bên cạnh lý do như đã nói ở trên, theo các chuyên gia, việc chưa có thị trường mua bán nợ đúng nghĩa cũng khiến hoạt động bán nợ hay phát mãi tài sản để thu hồi nợ của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, thị trường mua bán nợ Việt nam còn khá sơ khai do khung pháp lý cho hoạt động này còn nhiều bất cập; thị trường chưa thu hút được đa dạng chủ thể tham gia, dẫn đến số lượng chủ thể còn ít; hàng hóa trên thị trường mua bán nợ chưa đa dạng; kỹ thuật, phương pháp định giá khoản nợ còn thiếu tính thị trường...

Để phát triển thị trường mua bán nợ, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho rằng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, trước mắt là Nghị định về thị trường mua- bán nợ. Về lâu dài, có thể xây dựng luật theo hướng bổ sung các chủ thể tham gia thị trường, đồng thời mở rộng phương thức mua bán nợ, như cho phép chứng khoán hóa khoản nợ..., ngoài 2 phương thức hiện hành là đàm phán trực tiếp và đấu giá. Bên cạnh đó, cần thống nhất quy định về việc tham gia của nhà đầu tư tư nhân (gồm cả nhà đầu tư nước ngoài) khi sửa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cấp bách thị trường mua bán nợ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714354976 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714354976 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10