Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù việc cắt giảm điều kiện kinh doanh đã có nhiều kết quả, nhưng nhiều chuyên gia vẫn khẳng định mới chủ yếu cắt giảm về số lượng mà chưa đi vào thực chất.
Báo cáo của CIEM mới công bố chỉ rõ trong giai đoạn này, có tới gần 40 văn bản của Chính phủ chỉ đạo về nội dung cải cách. Dẫu vậy, nhưng các chuyên gia đánh giá, vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, việc cắt giảm mới thiên về số lượng chứ chưa đảm bảo được hiệu quả về mặt chất lượng.
Nói như ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hiện nay các khái niệm điều kiện kinh doanh chưa rõ, vẫn còn lẫn lộn giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật.
“Thậm chí có những hiện tượng một số các doanh nghiệp lớn đã vận động đưa ra những rào cản thị trường để hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp khác, đây là điều có hại cho người tiêu dùng, gây méo mó thị trường”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Có thể bạn quan tâm
17:17, 27/02/2020
05:00, 07/01/2020
11:35, 26/12/2019
04:50, 24/12/2019
02:06, 12/12/2019
03:30, 07/12/2019
07:47, 15/11/2019
20:29, 28/10/2019
Theo ông Tuấn nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ chính tư duy cách thức quản lý chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh.
“Khi xây dựng quy định, các bộ, ngành vẫn đặt là mục tiêu ban hành các điều kiện kinh doanh là để bảo đảm tuận tiện cho việc quản lý chứ chưa thật sự tạo thuận lợi cho kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi vẫn lạm dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường. Thậm chí, cơ quan quản lý thay vì bớt đi vẫn còn muốn có thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Để quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh đi vào thực chất, bà Phan Minh Thảo - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thời gian tới, các Bộ, ban, ngành cần tạo đột phá mới về cải cách điều kiện kinh doanh bằng cách thay đổi cách thức quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh, chuyển mạnh sang hậu kiểm.
Theo đó, doanh nghiệp được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh; đồng thời, tự chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh.
Hoạt động hậu kiểm được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp; thiết lập kênh ghi nhận phản hồi từ doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch và bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp...