Có 2 shop hoa nằm trên một khu phố đông đúc, kinh doanh rất thuận lợi, anh A còn rất trẻ rất thích kinh doanh là chủ shop A, còn shop B thì thuộc sở hữu của ông B đã già.
Ông B nay tuổi đã cao nhận thấy rằng mình không còn đủ sức khỏe để kinh doanh nữa cho nên một ngày nọ,ông B quyết định dừng kinh doanh để nghỉ hưu và hưởng thụ tuổi già.ông B muốn sang nhượng lại shop hoa B cho người khác.
Ông B: đăng tin thông báo cần sang nhượng lại shop hoa này với giá 2 triệu yên
Anh A: Tình cờ một ngày nọ anh A đi ngang qua con phố này và nhìn thấy có biển đăng tin cần bán chuyển nhượng lại shop hoa, anh A ồ cơ hội đến rồi. nếu mình sở hữu luôn shop hoa B thì mình sẽ độc chiếm luôn thị trường hoa ở khu phố này.
Tuy nhiên,anh A không biết tìm đâu cho ra 2 triệu yên để mua lại shop B . Anh A định vay ngân hàng nhưng lại sợ trong thời gian đó người khác sẽ chớp thời cơ mua trước shop B thì sao.
Anh nghĩ ra cách đi vay ngân hàng, thế nhưng làm thủ tục vay ngân hàng lại mất nhiều thời gian, tiền về đến nơi thì chắc ông B bán cho người khác mất rồi. Tiếp tục suy nghĩ thêm phương án, A bèn hỏi mượn bạn bè,nhưng không thể huy động được số tiền lớn trong thời gian ngắn như vậy.
Sau nhiều cách không thấy khả thi anh A nghĩ, không thể vì thiếu tiền mà bỏ cuộc được. Mình cần phải suy nghĩ để tìm ra một chiến lược kinh doanh tốt hơn…..để xem nào! nếu mình mua thêm shop B thì ai sẽ hưởng lợi nhỉ, ông B có lợi vì bán được shop, Còn mình hưởng lợi vì bán được nhiều hoa hơn, À.. bà chủ đại lý bỏ hàng cho mình cũng hưởng lợi !
Thế rồi anh A bắt đầu chiến lược tất cả các bên cùng có lợi WIN-WIN theo hai bước sau đây:
A đến gặp bên thứ nhất: đại lý bỏ hàng cho shop hoa của mình. Hồi đầu năm, anh A đã ký hợp đồng cung cấp hoa trị giá 25 triệu yên trong vòng 1 năm với bà C – chủ đại lý này.
Anh quyết định đến gặp bên đại lý bỏ hàng và nói chuyện với chủ shop
Anh A: Hôm nay tôi mang đến cho bà một hợp đồng mới trị giá 25 triệu yên nữa.
Bà C: (ngạc nhiên) Oh,thật vậy hả. Cảm ơn anh nhiều lắm!
Anh A: Nhưng với điều kiện: bà phải bỏ ra 0,5 triệu yên để mua hợp đồng này.
Bà C: Hm.., bỏ ra 0,5 triệu yên để có thêm hợp đồng 25 triệu. Tính ra vẫn còn rẻ chán so với chi phí đi thuê quảng cáo. TÔI ĐỒNG Ý!
Sau khi huy động được vốn từ bà chủ C đại lý bỏ hàng và Anh A mang 0,5 triệu yên đó đến gặp bên thứ hai: ông chủ shop B.
Anh A: Chào ông B tôi hôm nay cháu có ý tưởng này giúp ông thu lãi 25% trong một năm
Ông B ngạc nhiên: cái gì? 25% năm? cao gấp mấy lần lãi ngân hàng, có thật không đấy?
Anh A: Ông B bán shop này cho tôi với giá 2 triệu yên. Số tiền này xem như ông cho tôi vay lãi, sau một năm ông sẽ có trong tay 2,5 triệu yên. Tôi xin trả trước phần lãi là 0,5 triệu yên này cho ông.
Ông B: ừ… nghe cũng có lý. Tôi đồng ý!
Bà C gửi A số tiền 0,5 triệu yên để mua hợp đồng mới.
Như vậy: anh A được mua lại shop B mà không cần chuẩn bị tiền vì A gửi B 0,5 triệu tiền lãi, do đó mà B được thêm 0,5 triệu yên mà không phải làm gì cả.
Còn bà C đại lý bỏ hàng được thêm hợp đồng trị giá 25 triệu mà không phải mất tiền quảng cáo.
Nghĩa là, cả 3 bên đều có lợi !
Qua câu chuyện khởi nghiệp của anh chàng bán hoa người Nhật, ta có thể thấy anh ta thành công nhờ những yếu tố sau:
Anh chàng A trong câu chuyện khởi nghiệp với số 0 tròn trĩnh nhưng nhờ khôn ngoan anh đã thành công. Người ta thường nghĩ rằng có tiền mới tạo ra tiền thế nhưng trong tư duy của những người làm giàu “không có tiền mới tạo ra tiền”. Họ “dùng tiền và thời gian của người khác” để tạo cơ hội làm giàu cho chính mình. Bài học khởi nghiệp của người Nhật đã giúp bản thân người làm kinh doanh nhận ra rằng: Hãy làm việc khôn ngoan thay vì cứ làm việc chăm chỉ miệt mài mà không có hiệu quả. Hãy nghĩ ra những chiến lược khôn khoan thay vì cứ đi theo lối mòn tư duy của người khác.