Câu chuyện khởi nghiệp thành công từ những tour du lịch trải nghiệm

Diendandoanhnghiep.vn Bắt đầu với công việc du lịch, chị Huỳnh Thị Hoài Thanh (TP HCM) đã lựa chọn Hội An làm nơi gắn bó để khởi nghiệp với các tour trải nghiệm thú vị tại các làng quê.

>>Làm gì để “vực dậy” Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Năm 2021 với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chị Huỳnh Thị Hoài Thanh đã phải tạm dừng công việc quản lý truyền thông với mức lương nghìn đô tại một công ty bất động sản ở nơi “thành phố hoa lệ”. Rời TP HCM, chị Thanh đã chọn Hội An, một điểm đến không thể bỏ lỡ để khởi nghiệp với loại hình du lịch xanh, du lịch văn hóa.

Sau nhiều lần đến Hội An để du lịch, chị Thanh nhận thấy nơi này là vùng đất giàu truyền thống và văn hóa cộng đồng. Vì vậy, đam mê thúc dục đã khiến người phụ nữ này theo đuổi con đường làm du lịch xanh để có thể lưu giữ và bảo vệ được những giá trị truyền thống và văn hóa nơi đây. Từ đó, “tour quê Hội An – Hoi An Private tour” ra đời với nhiều mong muốn lan tỏa câu chuyện văn hóa bản địa.

Tour du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương mang lại một hơi thở mới cho ngành du lịch địa phương.

Tour du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương mang lại một hơi thở mới và nhiều đơn vị tại Hội An đang dần thay đổi cách làm mới mẻ hơn.

Chị Thanh chia sẻ, du lịch xanh, du lịch văn hóa không chỉ là cách để cho mọi người tiếp cận, để hiểu truyền thống văn hóa địa phương, mà còn giúp người dân địa phương có thể có thêm thu nhập từ chính những câu chuyện đời sống hàng ngày của họ. Đó cũng chính là tâm nguyện của chị Thanh đối với người dân ở mảnh đất này, dù ở đâu, vùng đất nào cũng muốn sống và cống hiến, muốn cho đi nhiều hơn.

Khởi nghiệp với du lịch xanh, chị Thanh muốn hướng đến nhóm đối tượng là thế hệ trẻ người Việt Nam có thể hiểu hơn về văn hóa Việt Nam, dù thế hệ trẻ có đi đâu thì trong họ vẫn luôn tự hào về nơi mình sống. Hơn hết, khi đi du lịch, du khách có thể bỏ thời gian để tìm hiểu về vùng đất mình đang đến và cách để có thể hiểu vùng đất đó là thông qua những câu chuyện của người dân địa phương.

Tuy nhiên, vì hoạt động truyền thông với khách địa phương chưa nhiều nên đa số mọi người tới Hội An chỉ nghĩ đến phố cổ và ăn, uống gần phố chứ chưa dịch chuyển đến các khu vực bên ngoài nhiều. Và vì lưu trú ngắn ngày ngày nên khách ưu tiên check-in điểm đến là chính, chưa có các trải nghiệm sâu sắc.

a

“Tour quê Hội An – Hoi An Private tour” ra đời với nhiều mong muốn lan tỏa câu chuyện văn hóa bản địa và được khách quốc tế ưa chuộng.

“Đến một vùng đất mới, khi chúng ta trò chuyện với người địa phương chúng ta sẽ biết thêm nhiều câu chuyện hay và để trải nghiệm được hết văn hóa địa phương mới giúp chúng ta nhớ lâu về điểm đến. Và rõ ràng khi xác định khởi nghiệp với loại hình du lịch này, ngay từ ban đầu bản thân đã gặp không ít những khó khăn. Trước mắt, khó thông tin về tour du lịch, thông tin không đủ để thuyết phục du khách tham gia tour,… và nhất là mình khởi nghiệp du lịch trên mảnh đất đang rất mạnh về du lịch”, chị Hoài Thanh chia sẻ.

Người này cho rằng nếu muốn đưa khách rời vùng trũng đến các khu vực mang hơi hướng làng quê thì ít nhất khách phải biết đến đó có gì, chơi gì, có đặt biệt hay không? Và nếu truyền thông không tốt thì khách du lịch rất khó để lựa chọn tham gia.

Ngoài ra, đối tượng mà chị Thanh muốn hướng đến là khách nội địa, tuy nhiên đa phần khách Việt lựa chọn tour ngắn ngày nên rất ít chú tâm đến hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, ban đầu “tour quê Hội An” đang phục vụ chính về các thị trường  khách quốc tế, là những người ở lâu hơn và chịu chi hơn cho các hoạt động trải nghiệm văn hóa.

Các hoạt động của người dân địa phương

Các hoạt động thường nhật của người dân địa phương nhưng có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách du lịch.

Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệp hoạt động làm nông nghiệp, hái rau, nấu mâm cơm chuẩn Việt, rang hạt làm ngũ cốc trên bếp củi,... Qua đó, khách du lịch sẽ hiểu thêm về điểm đến, trải nghiệm rõ cuộc sống của người dân địa phương.

Dù vậy, với định hướng lan tỏa câu chuyện văn hóa, chị Thanh vẫn đang miệt mài tiếp cận với khách nội địa, để người Việt Nam dần thay đổi quan điểm trong du lịch. Có thể hướng đến giáo dục trẻ em trong cách tiếp cận cuộc sống, tư duy làm việc và thêm yêu các vùng đất giàu truyền thống.

Khó khăn lớn nhất hiện tại chính là ngôn ngữ, chị Hoài Thanh cho rằng đây là rào cản, do đó rất khó để người dân tự chủ trong việc giao tiếp với khách. Quan niệm về lan tỏa câu chuyện văn hóa, không ai lan tỏa rõ nét và sâu sắc bằng chính người dân tại địa phương.

“Người truyền đạt được văn hóa cuộc sống là người ở đó, trải nghiệm, họ nói những câu chuyện từ trái tim của họ mới mang lại cảm xúc. Có thể là hướng dẫn viên rất hay, nhưng không thể biểu đạt được cảm xúc thật nhất, hành động cụ thể nhất thì rất khó để truyền tải câu chuyện chân thật, sâu sắc đến với du khách”, chị Thanh chia sẻ.

Với hành trình khởi nghiệp của mình, chị Hoài Thanh đang hỗ trợ cho một số hộ gia đình tại Hội An trong phương hướng kết hợp du lịch với nông nghiệp. Theo đó, người dân tại các làng sẽ giữ được hoạt động nông nghiệp truyền thống nhưng sẽ kết hợp với làm du lịch, hướng dẫn du khách.

Mâm cơm chuẩn Việt,

Mâm cơm chuẩn Việt, sản phẩm từ chính trải nghiệm của khách du lịch tạo dấu ấn.

Từ đó, người nông dân có thêm một khoản thu nhập để trang trải cho cuộc sống. Từng bước, người nông dân hiểu được giá trị của việc “bán câu chuyện văn hóa”, góp phần vào phát sự phát triển du lịch chung của địa phương. Ngoài ra, chị Thanh cũng định hướng cho các hộ dân tại đây phát triển thêm sản phẩm từ nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm mang đi,...

“Khoản kinh phí từ du lịch mang lại cho người dân có thể là vài triệu đồng, không quá lớn nhưng cũng là kiếm thêm thu nhập vào những ngày nhàng rỗi. Và du lịch xanh, văn hóa cũng sẽ không biến đổi đi bản chất của người nông dân, mà là giúp họ có một cuộc sống đỡ vất vả hơn”, chị Huỳnh Thị Hoài Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên, vì chưa thành lập công ty chính thức nên lượng khách của “tour quê Hội An” nay vẫn chưa cố định. Vì vậy, trong định hướng tương lai, chị Thanh cũng đã nghĩ đến việc sẽ kết hợp thành lập doanh nghiệp. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch Hội An thông qua các hoạt động văn hóa, trải nghiệm.

Ngoài ra, người phụ nữ này cũng đang ấp ủ một dự án truyền thông với tên gọi “Let’s go Hoi An”. Dự án này sẽ đẩy mạnh hoạt động du lịch tại địa phương, cung cấp kiến thức về địa phương cho khách du lịch. Qua đó, du khách đến Hội An không chỉ ngắm, check-in mà còn am hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của nơi mình từng qua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Câu chuyện khởi nghiệp thành công từ những tour du lịch trải nghiệm tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714095133 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714095133 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10