“Chặt chém du khách” là một vấn nạn được nhắc đến từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, thực trạng này vẫn đáng báo động buộc người đứng đầu Chính phủ phải “sắn tay” vào cuộc.
Tại Hội nghị “Phát triển Du lịch miền Trung, Tây Nguyên” vừa diễn ra tại Huế Thủ tướng Chính phủ đã phải lên tiếng, “Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng riêng ngành Du lịch mà còn nhiều ngành kinh tế khác trong thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ cần gõ từ khóa “chặt chém du khách” thì có tới 3,75 triệu kết quả…”.
Năm ngoái, trong một đợt kiểm tra chuyên ngành, lực lượng chức năng TP Nha Trang đã phát hiện 4 cơ sở du lịch vi phạm kinh doanh hàng hóa, ăn uống. Không có giấy phép kinh doanh; không niêm yết giá, kinh doanh sai địa điểm và buôn hàng lậu, là những tội danh phổ biến. Liệu những lỗi này có liên quan gì đến tình trạng “chặt chém” du khách?
“Trứng xào cà chua có giá 500.000 đồng một đĩa, cơm trắng 200.000 đồng một phần, đậu bắp luộc 300.000 đồng...”, “di chuyển 1,5 km bị truy 200 nghìn đồng tiền…phụ thu”, “giá phòng niêm yết và phụ thu chỉ 700.000 đồng/đêm nhưng khách sạn không được xếp hạng lại thu gần 3,2 triệu đồng/đêm…”.
Đây chỉ là một vài ví dụ điển hình về tình trạng “chặt chém” du khách đang tồn tại nhức nhối trong ngành công nghiệp không khói. Nếu ai trong chúng ta một lần “dính quả”, thử hỏi còn muốn quay lại nữa không?
Có thể bạn quan tâm
08:26, 10/02/2019
11:57, 24/07/2018
13:45, 25/01/2018
15:47, 23/01/2018
13:00, 23/01/2018
05:16, 11/09/2017
14:21, 08/08/2017
11:04, 28/07/2017
Vậy, cần làm gì để du lịch miền Trung, Tây Nguyên nói riêng và cả ngành du lịch nói chung tạo đột phá? Chính sách lớn đã có, tiềm năng sẵn có. Nhưng những thứ tưởng chừng lặt vặt là nạn “chặt chém” du khách, tư duy làm du lịch kiểu “ăn xổi” đã bao năm rồi vẫn chưa thể vượt qua.
Chỉ cần thỉnh thoảng lại xuất hiện một vài sự việc du khách bị “chặt chém” rùm beng dư luận thì đó là một nhát chém chí mạng vào nỗ lực phát triển ngành du lịch. Câu trả lời nằm ở khâu kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng hay xây dựng một hệ ý thức về thương hiệu quốc gia đối với phát triển du lịch?
Khá nhiều vụ việc sau đó được xử lý theo luật pháp, phạt hành chính chủ kinh doanh, thế nhưng tình hình không hề thuyên giảm. Phải chăng chế tài chưa đủ mạnh?
Ở một góc độ khác, người kinh doanh du lịch hầu như chưa được huấn luyện để tự ý thức mình đang là đại diện cho hình ảnh của một ngành kinh tế quan trọng khi ứng xử với du khách, thậm chí đó là hình ảnh đất nước với du khách quốc tế.
Vì thế mà Thủ tướng yêu cầu “Đừng bao giờ để hiện tượng “chặt chém”, níu kéo khách thành thương hiệu ở các địa phương trong phát triển du lịch”.