“Chấn động” từ Châu Âu

Diendandoanhnghiep.vn Chiến sự Nga- Ukraine khởi đầu một thời kỳ xung đột kinh tế mới, tâm chấn lan ra từ Châu Âu.

>> Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an

p/Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ngày 10/3 giảm 27,4% so với ngày trước đó, tuy nhiên, tính từ đầu năm giá mặt hàng này vẫn tăng 121%. Nguồn: Trading Economics

Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ngày 10/3 giảm 27,4% so với ngày trước đó, tuy nhiên, tính từ đầu năm giá mặt hàng này vẫn tăng 121%. Nguồn: Trading Economics

J.P.Morgan cho rằng nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ trì trệ trong quý I và II/2022 và tiếp tục suy giảm trong các quý tiếp theo.

Cú sốc mạnh

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 ở Châu Âu tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lạm phát cao kỷ lục trong nhiều tháng qua, và đà tăng này sẽ chưa dừng lại khi “vũ khí dầu mỏ” bắt đầu xung trận, có thể đẩy giá dầu vượt 200USD/thùng.

Trong khi đó, “dòng chảy phương Bắc 2” bị khóa vô thời hạn, khiến giá khí đốt ở Châu Âu vọt lên 3.600USD/1.000m3, tăng hơn 10 lần so với thời điểm bình thường. Dòng khí đốt cung cấp cho Châu Âu từ Nga qua lãnh thổ Ukraine, với thỏa thuận rất mong manh giữa tập đoàn Gazprom với Ukraine.

J.P.Morgan nhận định kinh tế Châu Âu sẽ tiếp tục trì trệ trong quý I và II và chìm trong suy thoái ở các quý tiếp theo. Bởi vì bên cạnh áp lực tăng lạm phát, khu vực này còn chịu những “tổn thương” trong lĩnh vực tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng và niềm tin rơi rớt của nhà đầu tư.

Capital Economics cắt giảm 1 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Eurozone, đồng thời cảnh báo nếu Châu Âu cấm vận năng lượng Nga, sẽ rơi vào hai gọng kìm: khủng hoảng năng lượng lan rộng đi kèm với suy thoái kinh tế.

>> Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Việt Nam không ngoại lệ

Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga, Ukraine cũng như toàn Châu Âu bị ảnh hưởng từ khủng hoảng Nga-Ukraine, trong đó ảnh hưởng nặng nhất là linh kiện và sản phẩm điện tử, dệt may, nông - lâm - thủy sản. Điều này một mặt do mất an ninh an toàn, các hãng tàu từ chối nhận đơn vận; mặt khác giá nhiên liệu tăng khiến chi phí đầu vào đội lên, khiến hàng hóa giảm sức cạnh tranh.

Nghiêm trọng hơn, các giao dịch tài chính với thị trường Nga trị giá 5,5 tỷ USD không thể thực hiện bằng USD do Nga bị loại khỏi SWIFT, một số ngân hàng chủ chốt bị đóng băng tài sản.

Các chuyên gia cho rằng trong trung và dài hạn, nếu chiến sự Nga - Ukraine không được giải quyết ổn thỏa, toàn Châu Âu sẽ rơi vào suy thoái kinh tế nặng, khiến thị trường xuất khẩu 45,8 tỷ USD năm 2021 của Việt Nam mất ổn định.

Lạm phát tăng mạnh, khiến đồng Euro và Rúp mất giá, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn, tỷ giá EUR/VND giảm từ 25.000 VND xuống 23.000 VND thì một nhà xuất khẩu với doanh thu 100.000 USD sẽ thiệt hại khoảng gần 200 triệu VND.

Tuy nhiên, sự khan hiếm một số hàng hóa và dồi dào tiền mặt ở Châu Âu sẽ là cơ hội tuyệt vời để tăng cường xuất khẩu vào khu vực này. Đặc biệt, gạo Việt Nam càng rộng cửa xuất khẩu sang Châu Âu do vựa lúa Ukraine mất mùa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Chấn động” từ Châu Âu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713303066 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713303066 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10