Chân dung ông chủ kín tiếng của Rạng Đông Group

Diendandoanhnghiep.vn Là ông chủ Tập đoàn Rạng Đông danh tiếng với các dự án làm Bình Thuận thay da đổi thịt, nhưng ông Nguyễn Văn Đông ít khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Sau 5 năm nằm im, dự án sânbay Phan Thiết đã được tái khởi động. Cụ thể từ tháng 8, Tập đoàn Rạng Đông đã khởi công xây dựng đoạn đường khoảng 1 km từ trung tâm sân bay Phan Thiết dự kiến kết nối với trục đường chính Võ Nguyên Giáp. Hiện các hạng mục cơ bản đã hoàn tất giai đoạn một, chỉ chờ rải nhựa.

Rạng Đông Group là doanh nghiệp được Bình Thuận chọn làm đơn vị đầu tư hạng mục hàng không dân dụng tại dự án cảng hàng không Phan Thiết theo hình thức BOT. Tại thời điểm này, dự kiến sân bay có quy mô 543 ha và tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng.

Chân dung đại gia Nguyễn Văn Đông.

Chân dung đại gia Nguyễn Văn Đông.

Sân bay Phạn thiết đựợc xem là một trong những dự án lớn của Rạng Đông Group và khiến tên tuổi tập đoàn này vượt ra khỏi địa bàn tình Bình Thuận, được biết đến nhiều hơn trên thương trường.

Người sáng lập và Chủ tịch của Tập đoàn Rạng Đông là ông Nguyễn Văn Đông.

Nói về quyết định bỏ tiền đầu tư sân bay ông Đông nói, có 2 lý do. Thứ nhất là trách nhiệm xã hội, bởi đây là mong mỏi của nhân dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận, mảnh đất là đất lành cho Rạng Đông trưởng thành, lớn mạnh như ngày nay. Sân bay Phan Thiết hình thành sẽ tạo sức bật mới cho kinh tế tỉnh Bình Thuận.

Thứ hai, dự án sân bay không mang lại hiệu quả ngay, nhưng sẽ tạo sức lan tỏa tới nhiều dự án khác của doanh nghiệp do ông làm chủ trên địa bàn như Sealink City, sân golf Sea Links… “Sân bay sẽ tác động nhanh, gián tiếp đẩy giá trị các khoản đầu tư các dự án đó tăng lên. Chúng tôi sẽ lấy giá trị gia tăng đó bù cho dự án sân bay để đảm bảo bài toán cân đối tổng thể”, ông Đông phân tích.

Ông Đông sinh năm 1962, tại Mộ Đức, Quãng Ngãi trong một gia đình nghèo khó với 6 anh chị em.

Quá trình khởi nghiệp và thành danh tại Bình Thuận của ông bắt đầu với công trình đầu tiên là thi công đường ống dẫn nước tại Tánh Linh có số vốn đầu tư chỉ vỏn vẹn 36 triệu đồng. Lúc đó công ty của ông có tên là Tổ hợp Xây dựng số 04, được thành lập vào năm 1991 với qui mô lao động chỉ 5 người. Khi mới thành lập, trụ sở đầu tiên được đặt tại xã Măng Tố, tỉnh Bình Thuận.

Do thiếu kinh nghiệm quản lí, dự án đầu tay này đã khiến ông lỗ hơn 1 triệu đồng- số tiền tương đối lớn vào đầu những năm 1990 – nhưng đó là bài học quý giá, mở ra một loạt cơ hội cho Nguyễn Văn Đông khi Bình Thuận bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng như tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Nhờ chữ tín, ông Nguyễn Văn Đông đã nhận được nhiều hợp đồng xây dựng, thậm chí có thời điểm làm không hết việc. Năm 1994, Nguyễn Văn Đông chuyển cơ ngơi của mình ra thành phố Phan Thiết và thành lập nên Xí nghiệp Xây lắp Rạng Đông, bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động không những trên lĩnh vực xây dựng mà còn là vật liệu xây dựng, xây dựng khu công nghiệp, khai khác khoáng sản, trồng rừng, nội thất với 120 lao động.

Một trong những bước ngoặt lớn nhất thay đổi diện mạo Rạng Đông là khi thực hiện dự án Trồng rừng chắn cát ở bãi biển Mũi Né vào năm 1997. Dự án này biến vùng đồi cát hoang sơ, cằn cỗi trở thành những cánh rừng xanh ngút ngàn và thành đất vàng phát triển du lịch. Một phần dự án trên được Tập đoàn Rạng Đông đầu tư phát triển, hình thành Sea Links City diện tích 154 ha. Hiện tại Seal Links là tổ hợp du lịch nghĩ dưỡng lớn nhất ở Bình Thuận, là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn cho tỉnh cũng như là nơi trú chân của các đoàn khách quốc tế.

Rạng Đông Group có trụ sở tại số J45 Tôn Đức Thắng với hai mặt tiền Tôn Đức Thắng và Nguyễn Cư Trinh, TP Phan Thiết.

Rạng Đông Group có trụ sở tại số J45 Tôn Đức Thắng với hai mặt tiền Tôn Đức Thắng và Nguyễn Cư Trinh, TP Phan Thiết.

Dấu ấn của ông Đông còn đậm nét với dự án Sân Golf Phan Phiết. Tốn hàng chục triệu USD mua lại từ tay của tỷ phú Mỹ Larry Hillblom nhưng năm 2014, dư luận một lần nữa hoang mang khi ông chủ kín tiếng của Rạng Đông quyết định đóng cửa sân golf Phan Thiết và đổi thành dự án Đô thị đa chức năng Phố Biển Rạng Động có vị trí đắc địa bậc nhất ở TP Phan Thiết.

Những năm 2013, Sân golf Phan Thiết là một trong những sân golf đầu tiên ở Việt Nam và đẹp nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Đây cũng là biểu tượng thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bình Thuận.

Sân gofl Phan Thiết hoạt động không hiệu quả, luôn bị thua lỗ. Thêm vào đó, TP. Phan Thiết đã phát triển về quy mô, dân số và trở thành đô thị loại 2 nên quỹ đất ở trở nên eo hẹp. Việc duy trì sân golf này khiến không gian kiến trúc đô thị Phan Thiết tiếp tục đứt gãy vì bị sân golf án ngữ trước mặt biển. Tuy nhiên, việc “phá bỏ” biểu tượng tinh thần phát triển một thời của tỉnh không đơn giản, nếu không tìm ra điểm cân bằng để hóa giải xung đột.

Khi Thủ tướng đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang đất ở đô thị được mở đường, nhằm khai thác, sử dụng quỹ đất hợp lý và hiệu quả, góp phần chỉnh trang đô thị, đưa Phan Thiết xứng tầm với vị thế thành phố du lịch trong tương lai.

Nước cờ “nhất tiễn song điêu” dưới tay doanh nhân Nguyễn Văn Đông dần được hé lộ. Nhiều người nghĩ rằng, ông “gàn” khi xuống tay mấy trục triệu USD mua lại sân golf đang thua lỗ đầm đìa, trong khi đã dằn lưng một sân golf khác đẳng cấp hơn hẳn cách đó chừng dăm km. Nhưng ông luôn kiên định với logic của mình, cái logic giúp ông tìm ra điểm cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp và hợp với đòi hỏi phát triển của thời cuộc.

Nước cờ này cũng giúp ông hóa giải được cuộc cạnh tranh “nồi da nấu thịt” mà phần thắng không dành cho ai trong kinh doanh sân golf tại nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch, thủ đô resort của Việt Nam.

Năm 2013, Nguyễn Văn Đông cũng khiến nhiều người bất ngờ khi chi ra 15 triệu USD để thâu tóm nhà máy sản xuất rượu vang khá nổi tiếng là Napa Valley (California, Hoa Kì). Sau đó, ông đã mang các sản phẩm rượu vang này về Bình Thuận và xây dựng nên tòa lâu đài rượu vang RD – một trong những điểm du lịch nổi tiếng ngày hôm nay ở Mũi né.

Dù là người khá kín tiếng trên truyền thông nhưng ở Bình Thuận, không ai là không biết đến ông Nguyễn Văn Đông - chủ tịch của Tập đoàn Rạng Đông với những dự án đã làm thay da dổi thịt mảnh đất Bình Thuận ngập đầy nắng gió để trở thành thiên đường du lịch, "thủ đô resort" của Việt Nam.

Cập nhật tại ngày 24/6/2019, CTCP Rạng Đông có quy mô vốn điều lệ lên tới 1.804 tỷ đồng. Trong đó, Chủ tịch Nguyễn Văn Đông góp 1.749,88 tỷ đồng, sở hữu tới 97% vốn điều lệ. Chỉ sau đó vài tháng, CTCP Rạng Đông tiếp tục nâng vốn điều lệ lên mức 2.435,65 tỷ đồng, người đại diện theo pháp luật được đổi sang cho Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Lân (SN 1977).

Quy mô của CTCP Rạng Đông nhiều khả năng vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, bất chấp những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Bởi, cập nhật đến ngày 30/6/2020, công ty này đã nâng vốn điều lệ lên tới 3.137,9 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chân dung ông chủ kín tiếng của Rạng Đông Group tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714336703 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714336703 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10