Cũng nhờ những trải nghiệm cách đây 12 năm đã giúp CEO NutiFood Trần Thị Lệ vững vàng hơn trong xử lý khủng hoảng mà cụ thể là trong COVID-19 lần này.
Là một bác sĩ đi làm sữa đặc trị, bà Trần Thị Lệ có sẵn nền tảng kiến thức về y khoa cũng như cái tâm hết lòng vì người tiêu dùng.
Hai lần vực dậy NutiFood
Xuất thân là bác sĩ tại trung tâm dinh dưỡng, nhưng chuyển hướng sang kinh doanh, trong giai đoạn đầu lập nghiệp, bà Trần Thị Lệ được truyền cảm hứng bởi triết lý chiếc máy xay sinh tố.
Những năm 90, mỗi buổi sáng tại một bệnh viện nhi tại TP HCM, cứ 10 em được điều thị thì 2-3 em tử vong do thiếu tình trạng dinh dưỡng để điều trị bệnh. Một vị bác sĩ đã mày mò, tìm hiểu ác loại thực phẩm, cho vào chiếc máy xay sinh tốt, thêm vào đó men tiêu hóa giúp nuôi ăn các em qua ống thông dạ dày. "Hành động tưởng chừng đơn giản đó cứu sống hàng nghìn trẻ em", bà Lệ nhớ lại.
Năm 2000, quy mô NutiFood còn rất nhỏ khi bà được mời về. Bản thân bà cũng chưa hiểu biết về kinh doanh nhưng đã tham vọng đưa thương hiệu ra vượt khỏi dải đất hình chữ S. Bà đổi tên cơ sở thực phẩm Đồng Tâm sang NutiFood. Tên mới dễ gọi, dễ nhớ, đồng thời liên quan đến định hướng dinh dưỡng. "Tại sao chúng ta không thể xây dựng những doanh nghiệp lớn và phát triển không chỉ ở Việt Nam, mà còn vươn tầm thế giới", bà Lệ nói.
Ban ngày bà điều hành công ty. Buổi tối bà đến trường học cùng ổ bánh mì chống đói. Dù vậy, có nhiều hôm lãnh đạo NutiFood hăng say làm đến quên bữa, chạy vội cho kịp giờ học cùng chiếc bụng đói. Những nỗ lực của bà Trần Thị Lệ và đội ngũ công ty được đền đáp khi từ 2000-2007, công ty tăng trưởng phi mã, trung bình 237% mỗi năm. Từ cơ sở nhỏ lẻ, doanh số công ty chạm mốc 500 tỷ đồng năm 2007.
Khát vọng vươn cao hơn, công ty sau đó tung cổ phiếu lên sàn, đồng thời bà Lệ tuyển dụng nhiều nhân sự chuyên nghiệp nắm vai trò điều hành.
Với tốc độ lớn mạnh quá nhanh, NutiFood không kịp dự phòng các rủi ro. Trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp lỗ đến cạn vốn điều lệ. "Công ty rất khó khăn, tưởng chừng không vượt qua", nữ CEO kể.
HĐQT đề xuất bà Trần Thị Lệ quay lại điều hành. Bà thuật lại tình hình lúc đó, nhân viên giỏi bỏ đi, công nhân ăn lương chờ việc, 150 nhà phân phối từ bỏ hợp tác. Bà Lệ tự nhủ: "Không còn đường nào xuống thì chỉ có cách đi lên".
Nữ giám đốc điều hành tự mình thuyết phục nhân viên ở lại, đồng cam cộng khổ. Bà cũng trực tiếp thương thảo với hàng trăm phân phối khắp các tỉnh thành, thay vì giao phó cho nhân sự cấp dưới. Bà lao vào làm ngày làm đêm gần 5 năm liên tục để giúp công ty phục hồi, thoát lỗ và tìm lại lợi nhuận.
"Ban ngày chúng tôi làm việc, ban đêm bắt đầu di chuyển, tận hai giờ đêm mới đến khách sạn. Sáng sớm đi gặp đối tác, rồi lại tiếp tục điều hành", bà nói.
Cũng từ những chuyến đi đó, bà tận mắt nhìn thấy những cô cậu bé tám tuổi nhưng thể trạng thấp còi, chiều cao ngang đứa trẻ bốn tuổi.
Từ đó, đội ngũ NutiFood nghiên cứu dòng sản phẩm đặc trị cho trẻ Việt Nam mắc chứng suy dinh dưỡng với mong ước góp phần giúp thế hệ tương lai của Việt Nam cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh. Ngân sách R&D mỗi năm của công ty lên đến 200 tỷ đồng. Mức chi này được duy trì cho đến nay.
"Mỗi sản phẩm của chúng tôi làm ra trước hết phải dùng được cho con em mình. Sản phẩm vừa có hiệu quả, vừa phải ngon để các cháu dùng nhiều", bà chia sẻ.
Nhờ định hướng chiến lược, trong 3 năm liền từ 2016, 2017, 2018, sản phẩm GrowPlus dành cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi liên tục đứng đầu Việt Nam trong ngành sữa. Đồng thời, sữa bột pha sẵn của NutiFood cũng liên tục đứng đầu thị phần sản lượng tại Việt Nam.
Đầu năm 2019, thương hiệu sữa nghìn tỷ đã cùng Tập đoàn Asahi của Nhật Bản công bố thành lập một liên doanh hợp tác giữa hai bên để đưa các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em chuẩn Nhật Bản vào thị trường Việt Nam. Asahi cũng là công ty đang sở hữu WAKODO, thương hiệu thức ăn trẻ em Nhật Bản đã có mặt hơn 100 năm.
Đưa con thuyền Nutifood qua sóng lớn
Bà Lệ cho rằng, cũng nhờ những trải nghiệm cách đây 12 năm đã giúp bà vững vàng hơn trong xử lý khủng hoảng mà cụ thể là trong COVID-19 lần này.
Nutifood có 13 công ty thành viên từ FMCG, trang trại, nông nghiệp, sản xuất…. Trước dịch, bà Lệ cho biết, các công ty thành viên đều hoạt động tốt và ước tính tăng trưởng khoảng 15% đến 20%. Nhưng COVID-19 "ghé thăm" và buộc công ty phải có các biện pháp ứng phó. Công ty tiếp nhận sự thật và tập trung vào các mục tiêu cụ thể.
Thứ nhất đó là con người. Đầu tiên đó ưu tiên cho sức khỏe của cán bộ nhân viên. Công ty có khoảng 6.000 người từ Cà Mau đến Lạng Sơn. Để kết nối nhân viên trong cả nước, công ty đã thành lập ban chỉ đạo chống Covid-19. Các bộ phận phải khai báo ngày 2 lần vào ca sáng và chiều. Trong thời gian giãn cách xã hội, một ca làm ở nhà, một ca ở nhà để tránh rủi ro. Nhiều nhân viên cho bà Lệ biết, họ làm việc ở nhà nhưng chăm chỉ và làm nhiều hơn trước dịch.
Bên cạnh đó, Nutifood hiểu COVID-19 có tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu, các đối tác trong và ngoài nước để thay đổi cách sale, marketing cho phù hợp với thực tế.
Thông qua việc thay đổi toàn bộ cách thức làm việc trong giai đoạn COVID-19, bà cho biết năng suất làm việc cao hơn. Bà cũng nghĩ đến việc cắt giảm biên chế ít nhất 10%, hoặc ít nhất không tuyển thêm nhân sự trong thời gian tới.
Tuy nhiên, về mặt công nghệ thông tin, bà đánh giá Nutifood chưa chuẩn bị tốt. Hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực cải tiến để vận hành online một cách hiệu quả, nhanh chóng và đỡ chồng chéo hơn.
Trong giai đoạn khó khăn như Covid-19 hiện nay, bà cho rằng người lãnh đạo càng cần giữ sức khỏe và tư duy tích cực, bởi khi đó mới có thể nhìn nhận lại giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và chia sẻ tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn với toàn thể nhân viên.
Khi đã giữ vững tâm lý, 4 việc quan trọng nhất doanh nghiệp cần làm là đảm bảo sức khỏe cho nhân viên nhưng vẫn duy trì hiệu quả công việc, quản lý dòng tiền, chuỗi cung ứng và chuẩn bị kế hoạch sau dịch bệnh. Trong đó, bà nhấn mạnh "không dùng từ 'không làm được', mỗi vấn đề đưa ra cần có 3 giải pháp, trong đó chọn ra giải pháp tối ưu".
Bà Trần Thị Lệ chia sẻ: "Covid-19 ập đến bất ngờ là phép thử đối với năng lực quản trị của DN. DN nào có sự đầu tư cho chiến lược phát triển, dám nhìn thẳng vào vấn đề sẽ tìm được giải pháp thích nghi lẫn cơ hội mới. Qua 2 lần bùng phát dịch, các DN đã xây dựng phương án, kế hoạch dự phòng để đối phó những tình huống tương tự nên sẽ giành được thế chủ động. Giờ là lúc phân tích những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình, chia sẻ định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp để kêu gọi doanh nghiệp, đối tác, ngân hàng… đồng hành thực hiện".
Quan niệm "trong nguy có cơ", bà Trần Thị Lệ cho biết công ty vẫn tiến hành tất cả dự án trong giai đoạn Covid-19. Thậm chí, doanh nghiệp còn tăng tốc mạnh hơn để sẵn sàng tung hàng ra ngay khi kết thúc đại dịch.
Đồng thời, đứng trước cuộc khủng hoảng Covid-19, bà Trần Thị Lệ cho rằng các doanh nhân cần giữ thái độ bình tĩnh để có thể phân tích tình hình và tìm ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn, các đơn vị có thể tìm đến sự hỗ trợ từ những doanh nghiệp khác, chỉ cần có định hướng và tầm nhìn thuyết phục.
"Đối với NutiFood, chúng tôi rất sẵn sàng hợp tác với một số doanh nghiệp khác để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác, như tham gia vào một số dự án nào phù hợp, có thể tạo ra giá trị tăng thêmg. Nếu có chương trình nào để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi cũng rất sẵn sàng", tổng giám đốc NutiFood khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Chuyện về vị thuyền trưởng con tàu Geleximco
02:03, 27/09/2020
Chủ tịch Huawei: Đừng bao giờ lãng phí cơ hội trong khủng hoảng
02:44, 26/09/2020
Bí mật đen tối đế chế Chanel
15:33, 25/09/2020
Triết lý đầu tư của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
03:44, 25/09/2020
'Đại gia Đường bia' hé lộ 3 cuốn tiểu thuyết giúp nâng tầm hiểu biết và có ích cho công việc
17:34, 24/09/2020
Để thành công, Bill Gates, Elon Musk và Mark Cuban phải từ bỏ 3 thói quen xấu này
15:09, 24/09/2020
KTS Lê Anh Hoài: "Yêu bản thân" bằng... sống đẹp
15:00, 24/09/2020
Tổng Giám đốc của Furama Đà Nẵng là ai?
14:17, 24/09/2020