Châu Âu “cảnh giác” với các thương vụ M&A từ Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Châu Âu sẽ tiến hành các biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài sản kinh tế của các nước này trước hoạt động thâu tóm của Trung Quốc.

Liên minh châu Âu (EU) đang hướng tới việc sớm thông qua cơ chế kiểm soát đầu tư nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng cường thâu tóm các công ty ở châu Âu.

Châu Âu có xu hướng quay lưng với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc

Châu Âu có xu hướng quay lưng với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc.

Từ sự “cảnh giác” của các nước thành viên

Việc các nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản kinh tế trước nhà đầu tư nước ngoài chính là phản ứng trước chiến lược của Trung Quốc nhằm tạo ra những tập đoàn công nghiệp sáng tạo hàng đầu trên thế giới phục vụ lợi ích của nước này, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng.

Tháng 7/2018, chính phủ liên bang Đức đã cho phép Ngân hàng Phát triển Nhà nước KfW nắm giữ 20% cổ phần của Công ty truyền tải điện 50Hertz Transmission GmbH - một trong những nhà cung ứng lưới điện lớn nhất của Đức. Điều này có nghĩa là những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thâu tóm công ty này đã thất bại. Ngay sau đó, Berlin cũng ngăn chặn một vụ thâu tóm khác của Trung Quốc thông qua việc không để tập đoàn Yantai Taihai mua công ty Leifeld Metal Spinning chuyên sản xuất thiết bị kim loại kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp vũ trụ và năng lượng.

Trong khi đó, Chính phủ Pháp đang chuẩn bị trình Quốc hội kế hoạch hành động đối với tăng trưởng và chuyển đổi thương mại. Bản kế hoạch này bao gồm các biện pháp bảo vệ tài sản chiến lược quốc gia để không bị nước ngoài thâu tóm. Năm 2004, chính phủ Pháp đã ban hành một sắc lệnh cho phép Bộ Kinh tế ngăn chặn việc thâu tóm các tài sản liên quan tới công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh đó, Pháp cũng đang xây dựng các công cụ mới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trước nguy cơ bị ép buộc chuyển giao khi các công ty Pháp đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, chính phủ cũng đang hướng tới chuyển thẩm quyền sàng lọc đầu tư hiện thuộc chức năng của Bộ Kinh tế sang Văn phòng Tổng thống.

Trong khi đó, Italy cũng đã mở rộng hệ thống kiểm soát đầu tư nước ngoài đối với các ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh để chính phủ có thể kiểm soát các loại công nghệ cao nói chung. Hiện Chính phủ Italy có thể phủ quyết những giao dịch trong các ngành công nghiệp này hay đưa ra điều kiện cho tất cả các bên tham gia đầu tư.

Vương quốc Anh cũng tiến hành các biện pháp tương tự. Mùa Hè năm nay, Chính phủ Anh đã đệ trình Quốc hội đề xuất cải cách trong lĩnh vực an ninh quốc gia và đầu tư. Đề xuất này bao gồm cơ chế kiểm soát đầu tư phát sinh từ những thông báo về các giao dịch có vấn đề.

Những động thái phòng vệ tương tự cũng đang diễn ra ở Australia, Canada, Nhật Bản, Mỹ... 

... đến sự vào cuộc của Hội đồng Châu Âu

Cuộc thảo luận trong phạm vi toàn châu Âu do Hội đồng châu Âu (EC) khởi xướng sẽ giúp nâng cao nhận thức ở tất cả các nước trong châu lục này, kể cả những nước có tư tưởng phản đối chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động thương mại. Hệ thống này sẽ đảm bảo tính minh bạch thông qua việc tăng cường hoạt động giám sát của truyền thông đối với mối quan hệ giữa đầu tư, an ninh, chuyển giao công nghệ và việc các nước thành viên cũng như EC sẽ theo dõi những gì các nước thành viên khác đang làm ở khu vực này. Trong một hệ thống không mang tính ràng buộc, các nước thành viên sẵn sàng từ bỏ những tài sản chiến lược để đổi lấy việc được nhận hỗ trợ về tài chính, nhưng họ sẽ khó tránh khỏi những sức ép về mặt chính trị.

Cuối cùng, người đưa ra quyết định chính vẫn sẽ là quốc gia có chủ quyền, song EU đóng vai trò quan trọng trong việc hài hòa cách ứng xử ở châu Âu để tất cả các nước thành viên nhận thức được tầm quan trọng của cải cách luật pháp quốc gia và xây dựng cơ chế thực thi có hiệu quả.

Đến nay, phản ứng của Chính phủ Trung Quốc vẫn ở mức khiêm tốn, mặc dù giới truyền thông và giới nghiên cứu của nước này đã có những bình luận nhất định. Giới quan sát cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đang trong trạng thái thích nghi với châu Âu vì cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ phát động đang lấn át tất cả các vấn đề khác và Trung Quốc đang tìm kiếm những người bạn. Bên cạnh đó, trong nội bộ Bắc Kinh vẫn tồn tại những mâu thuẫn. Chiến lược do Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra tại Đại hội Đảng lần thứ 19 cho cả thế giới thấy rõ mục tiêu của Trung Quốc là trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới vào năm 2050. Đây một phần là nguyên nhân khiến hiện nay Trung Quốc phải đối mặt với những phản ứng của phương Tây.

Các nước phương Tây hiện nay đều giải thích việc họ đưa ra các biện pháp phòng vệ là nhằm chống lại chiến lược của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc nên giải quyết những khó khăn mới mà nước này đang phải đối mặt tại khu vực Tây Âu một cách thực tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu “cảnh giác” với các thương vụ M&A từ Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713946894 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713946894 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10