Châu Âu và “bóng ma” khủng hoảng nợ

Trương Khắc Trà 20/01/2019 11:00

Liên minh châu Âu (EU) đang trải qua khoảng thời gian khó khăn nhất trong 60 năm tồn tại, với hàng loạt bất ổn phát sinh ở các quốc gia thành viên.

EU đang đối diện với những bong bóng nợ ở Pháp, Italy... sau cuộc vỡ nợ tại Hy Lạp năm 2009, trong khi Mỹ gây sức ép khiến EU càng thêm khó khăn.

p/Liên minh châu Âu đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong 60 năm tồn tại. (Biểu đồ: GDP trung bình của Liên minh Châu Âu từ năm 2010 tới nay. Nguồn: WB, Đvt: Tỷ USD)

Liên minh châu Âu đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong 60 năm tồn tại. (Biểu đồ: GDP trung bình của Liên minh Châu Âu từ năm 2010 tới nay. Nguồn: WB, Đvt: Tỷ USD)

Hình bóng Hy Lạp trở lại

Bắt đầu từ giá xăng dầu, giới tài xế ở Pháp đã liên minh thành “phong trào áo vàng” biểu tình quy mô lớn kéo về thủ đô Paris. Giá xăng dầu chỉ là giọt nước tràn ly, mà sâu xa của vấn đề là những yếu kém trong chính sách điều hành của Elysse, khiến Pháp trải qua nhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế ảm đạm, kéo theo núi nợ công khổng lồ. Nợ công của Pháp được dự báo đạt ngưỡng 97% GDP trong năm nay và thâm hụt ngân sách có thể vượt quá 3% GDP.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu tìm cách giảm lệ thuộc USD

    Châu Âu tìm cách giảm lệ thuộc USD

    03:17, 15/12/2018

  • "Khủng hoảng Paris" và sự tới hạn của Châu âu

    06:00, 11/12/2018

  • Italy sẽ rời Liên minh châu Âu?

    Italy sẽ rời Liên minh châu Âu?

    04:30, 25/11/2018

  • Italy sẽ

    Italy sẽ "nối gót" Anh rời Liên minh châu Âu?

    04:24, 16/11/2018

  • Quân đội châu Âu và mâu thuẫn của NATO

    Quân đội châu Âu và mâu thuẫn của NATO

    11:01, 10/11/2018

Trong khi ở Italy, mặc dù không có bạo động nhưng bất ổn kinh tế đã phát sinh, Rome đang mâu thuẫn cực độ với EU vì không tìm được tiếng nói chung về chỉ tiêu thâm hụt ngân sách ở mức 2,4% GDP trong năm nay.

Đáng quan ngại, những diễn biến ở Pháp và Italy rất giống với tình hình Hy Lạp trước đây, khiến mọi người liên tưởng tới một kịch bản tồi tệ như cách đây 10 năm ở châu Âu.

Giải mã nguyên nhân

Có một điều dễ nhận thấy là các mô hình tăng trưởng ở châu Âu đang tới hạn, trong khi những khiếm khuyết về cấu trúc trong EU khiến liên minh này phải đối mặt với khủng hoảng dai dẳng.

Năm 1999, EU cho ra đời liên minh tiền tệ - Eurozone, nhưng thiếu một liên minh chính trị và tài chính đi kèm. Hệ quả là EU bị bó chặt trong liên minh tiền tệ thiếu linh hoạt.

Năm 2011, Eurozone rơi vào khủng hoảng nợ công, khiến NHTW châu Âu (ECB) xung khắc với NHTW Anh (BOE) về chính sách tiền tệ. Cách tiếp cận thắt chặt của ECB đẩy Eurozone vào suy thoái, trong khi BOE giúp kinh tế Anh củng cố đà hồi phục từ sau khủng hoảng tài chính. Eurozone đang bất lực trong việc bắt buộc các thành viên tuân thủ các quy định về chính sách tài khóa.

Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp châu Âu bị ngưng trệ khi Mỹ thực hiện lệnh cấm vận nhằm vào Iran. Các đại gia ôtô Peugeot, Citroen và Opel (Pháp), Daimler (Đức), gã khổng lồ dầu mỏ BP (Anh) hay Total (Pháp) đang đứng trước nguy cơ mất hàng tỷ USD làm ăn với Iran.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Châu Âu và “bóng ma” khủng hoảng nợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO