Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra, virus SARS-CoV-2 có thể tích hợp các mảnh RNA của nó vào bộ gen của tế bào người.
Cụ thể, nhóm của nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Liguo Zhang, một đồng tác giả nghiên cứu mới đến từ Viện Whitehead đã tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra xem liệu sự tích hợp gen virus sang tế bào người này có thể xảy ra với SARS-CoV-2 hay không.
Họ chủ động lây nhiễm virus SARS-CoV-2 vào tế bào người trong môi trường phòng thí nghiệm và sau đó giải trình tự DNA cho các tế bào bị nhiễm bệnh sau 2 ngày. Để đảm bảo rằng kết quả có thể được xác nhận bằng các phương pháp khác nhau, họ đã sử dụng tổng cộng 3 kỹ thuật giải trình tự DNA độc lập.
Kết quả cho thấy, trong tất cả các mẫu, các nhà nghiên cứu tại MIT đều tìm thấy các đoạn vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tích hợp bản thân nó vào bộ gen của chúng ta dù cho chúng không phải loại virus cần phải phiên mã ngược để sao chép, hay còn gọi là retrovirus.
"Mặc dù SARS-CoV-2 không phải là virus có bộ gen RNA hoạt động ngược so với hướng thông thường. Nhưng chúng có thể hành xử giống với một retrovirus và dẫn đến các kết quả xét nghiệm "tái dương tính” trong các xét nghiệm PCR”, chuyên gia Liguo Zhang nhận định.
Lí giải thêm, chuyên gia này cho biết, các đoạn DNA có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác của bộ gen trong các điều kiện căng thẳng cao, trong thời kỳ ung thư hoặc khi cơ thể bị lão hóa.
Do đó, một gen nhảy phổ biến trong bộ gen người được gọi là LINE1 retrotransposon được tạo thành từ sự kết hợp mạnh mẽ của máy cắt DNA và enzyme sao chép ngược, một loại enzyme tạo ra các phân tử DNA từ khuôn mẫu RNA (giống như RNA của SARS-CoV-2 ).
Có thể những gen nhảy này đã "nhảy" ngẫu nhiên sang RNA của virus SARS-CoV-2 sau đó nhảy trở lại DNA của con người và mang theo các bản sao chép ngoài ý muốn.
Ellen Foxman, trợ lý giáo sư khoa y học thí nghiệm tại Yale School of Medicine cho biết, về lâu dài, các khám phá về SARS-CoV-2 là rất quan trọng. Điều này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách cơ thể và virus hoạt động, từ đó tìm cách tối ưu vắc xin để ngăn chặn các biến chủng mới.
Mặt khác, chuyên gia gia này cho biết thêm, hiện không có bằng chứng nào cho thấy các RNA rời rạc này có thể gây hại cho sức khỏe con người hoặc có thể dịch mã thành virus SARS-CoV-2 sống. “Đoạn DNA lớn nhất của virus mà chúng tôi tìm thấy chỉ chiếm 5% bộ gen virus. Do đó, hoàn toàn không có cách nào để virus có thể được tạo ra từ các chuỗi tích hợp này”.
Mặc dù vậy, một số ý kiến khác cho rằng, đây là những kết quả thu được khi virus SARS-CoV-2 được lây nhiễm sang con người trong môi trường phòng thí nghiệm. Mặt khác, điều này cũng đặt ra câu hỏi, liệu các vaccine chống Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mRNA sau khi tiêm vào cơ thể con người có thể xảy ra trường hợp tương tự hay không?
Chính vì vậy, các nhà khoa học cho biết, đây vẫn là một kết quả có nhiều tranh cãi và cần tiến hành thêm các nghiên cứu từ những trường hợp lây nhiễm tự nhiên để có thể thu thập được đầy đủ dữ liệu hơn.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các nhà khoa học đẩy nhanh quá trình phân tích và giải mã virus, trước tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến căng thẳng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng các nước vẫn cần thực thi các quy định giãn cách, bắt buộc như đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, thậm chí đối với người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 dựa trên tình hình dịch tễ ở trong nước.
Đồng thời, các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine diện rộng để ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm và tử vong do Covid-19 gây ra.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chạy đua ngăn chặn biến chủng mới của virus SARS-CoV-2
05:00, 15/05/2021
Những virus có bộ gen "ngoài hành tinh" sẽ khiến sách giáo khoa sinh học phải được viết lại
16:50, 12/05/2021
Ca tái dương tính với virus SARS CoV-2 khai bất nhất, Hà Tĩnh tiếp tục truy tìm F1
00:20, 07/05/2021
Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, gần 20% bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng
14:06, 28/04/2021