Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, gần 20% bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng

Diendandoanhnghiep.vn Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra hàng ngàn biến thể khác nhau trên toàn thế giới, làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn. Gần 20% số bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng.

Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành tập huấn hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị COVID-19 sáng 28/4, PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus SARS-CoV-2 thay thế cho hướng dẫn trước đó ban hành hồi tháng 7-2020.

GS-TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19, cho biết đây là phiên bản thứ 5 của Hướng dẫn chẩn đoán điều trị, dựa trên những bài học kinh nghiệm thực tế điều trị ở Việt Nam, cập nhật hướng dẫn mới nhất, cập nhật của quốc tế.

Bộ Y tế tổ chức hội nghị trục tuyến tập huấn hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị COVID-19.

Bộ Y tế tổ chức hội nghị trục tuyến tập huấn hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị COVID-19.

Hướng dẫn tiếp tục khẳng định virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp và qua đường tiếp xúc. Virus SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua đường khí dung (aerosol), đặc biệt tại các cơ sở y tế, những nơi đông người và ở không gian kín.

Cũng theo GS Kính, việc người dân càng tụ tập đông người thì càng dễ lây nhiễm COVID-19. "Bài học ở Ấn Độ rất rõ, số người mắc, số người tử vong tăng rất nhanh" - ông nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn này, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra hàng ngàn biến thể khác nhau trên toàn thế giới, làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn. Người mắc COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng, như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng nhiều cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm. Cơ chế bệnh sinh của bệnh có vai trò của "cơn bão cytokine" và huyết khối mao mạch phổi trong các ca bệnh có suy hô hấp nặng và nguy kịch.

virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra hàng ngàn biến thể khác nhau trên toàn thế giới, làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn.

Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra hàng ngàn biến thể khác nhau trên toàn thế giới, làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn.

Hiện tại, COVID-19 chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc-xin, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.

Thời gian ủ bệnh của COVID-19 từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Triệu chứng khởi phát hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.

Hầu hết người bệnh (hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào. Ngoài ra, 20% bệnh nhân có tiến triển nặng. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7-8 ngày.

Các biểu hiện nặng bao gồm: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện... Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp như: Thở nhanh, khó thở, tím tái..., hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.

Theo Bộ Y tế, tử vong bởi COVID-19 xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng (SOFA) cao khi nhập viện.

Ở trẻ em, đa số trẻ mắc COVID-19 có các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp là sốt và ho hoặc các biểu hiện viêm phổi.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Cũng trong cuộc họp này, Bộ Y tế ra mắt Ban chỉ đạo An toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19  do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng ban; Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê làm Phó Trưởng ban Thường trực. Các thành viên còn lại là lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Y tế, các chuyên gia lĩnh vực hồi sức cấp cứu, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ... của Bộ Y tế.

Vắc xin COVID-19 cũng như các vắc xin khác, quá trình triển khai có thể có phản ứng sau tiêm ở nhiều mức độ, trong đó phổ biến là sốt nhẹ cùng với các triệu chứng, như: Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh. Ngoài ra, có tỷ lệ từ 1% đến dưới 10% xảy ra hiện tượng sưng và đỏ tại vị trí tiêm. Thậm chí, sau khi tiêm có thể có tai biến nặng, phản ứng phản vệ.

Để triển khai công tác tiêm phòng vắc xin COVID-19 được an toàn, hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, thời gian qua, ngành Y tế đã nỗ lực giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vắc xin, bảo đảm chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; bảo đảm tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có)... Đặc biệt, thời gian qua, Bộ Y tế đã tổ chức các lớp tập huấn quy trình thực hiện tiêm chủng cho các điểm tiêm chủng trên nguyên tắc an toàn, thận trọng, thực hiện từng bước và tăng cường tối đa độ bao phủ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, gần 20% bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714444531 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714444531 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10