Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, từ những phân tích và khuyến cáo của các tổ chức quốc tế cho thấy phạm vi ảnh hưởng là khu vực vùng bán kính 500m tính từ hàng rào của kho bị cháy.
Liên quan tới vụ cháy gây ô nhiễm môi trường ở Công ty Rạng Đông, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, cơ quan này đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ ngành để thống nhất số liệu thủy ngân phát tán ra môi trường sau vụ cháy.
Số liệu báo cáo ban đầu của Công ty Rạng Đông cho thấy, nguồn thủy ngân có thể phát tán là khoảng 15,1 kg.
Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà khoa học, cần 30 mmg thủy ngân để sản xuất 1 bóng đèn huỳnh quang, 8 mmg cho một bóng đèn compact, khối lượng thủy ngân phát tán là 23,2 kg. “Chúng tôi xác định 15,1-27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường”, ông Nhân nói.
Thứ trưởng Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, đã lấy mẫu nước, trầm tích xung quanh nhà máy và cho nhiều kết quả khác nhau. Ví dụ, giá trị nồng độ thủy ngân so với tiêu chuẩn của 1 trên 12 mẫu đã vượt tiêu chuẩn Việt Nam. Mẫu duy nhất vượt 1,3 lần nằm trên sông Tô Lịch, chỗ xả nước thải của công ty, cách nhà máy 1,5 km.
Ngoài ra, 1/8 mẫu có giá trị vượt quy chuẩn 2,76 lần. Có 12/13 mẫu trầm tích, bùn đáy, vượt quy chuẩn tại điểm sông Tô Lịch.
Theo đó, các hoá chất gây ô nhiễm chủ yếu là là thủy ngân, một số kim loại nặng. “Các chất này phát tán vào không khí và môi tường xung quanh. Một phần vào nước, chảy vào sông Tô Lịch, tích tụ trầm tích ở bùn đáy”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết.
Đặc biệt, theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, căn cứ phân tích đánh giá và khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, phạm vi vùng có nguy cơ trong khoảng cách 500 m tính từ hàng rào nhà máy bị cháy.
“Đây là sự cố được đánh giá ở mức độ trung bình. Tuy nhiên gây thiệt hại lớn, có tác động và ảnh hưởng xấu tới môi trường”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết.
Do đó, Bộ TNMT đề nghị Công ty Rạng Đông cô lập, che chắn, phủ bạt khu vực bị cháy, không để hơi thủy ngân phát tán ra môi trường. Đồng thời, cần lưu giữ các chất tàn dư trong container để xử lý.
“Kiến nghị Bộ Quốc phòng tiến hành tẩy độc khu vực bị cháy. Tiếp tục thống kê hàng hóa bị cháy, xác định đúng số lượng thủy ngân. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe người dân, cán bộ công ty”, ông Nhân nói.
Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng cho biết, thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch trước và đang có lộ trình di rời các nhà máy như Rạng Đông ra khỏi khu vực dân cư.
Có thể bạn quan tâm
15:36, 04/09/2019
06:05, 03/09/2019
11:11, 01/09/2019
11:00, 31/08/2019
18:52, 30/08/2019
01:24, 30/08/2019
16:46, 29/08/2019
Trước đó, khoảng 18h ngày 28/8, hỏa hoạn bùng phát tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trên đường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Công an thành phố sau đó đã phải huy động 50 xe chữa cháy từ các huyện Thanh Trì, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông tới hỗ trợ. Đây cũng là lần đầu tiên Hà Nội phải huy động nhiều xe cứu hỏa như vậy tới cùng một địa điểm để dập lửa. Đến 23h40 cùng ngày, đám cháy mới cơ bản được khống chế, không còn nguy cơ cháy lan. Cũng theo cơ quan chức năng không có thiệt hại nào về người nhưng nhiều cơ sở vật chất đã bị thiêu rụi.
Báo cáo thống kê ban đầu của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông cho thấy, vụ hoả hoạn gây thiệt hại tài sản khoảng 150 tỷ đồng (5% tổng tài sản Công ty).
Ông Đặng Hồng Thái, Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, đây là thống kê riêng của Công ty và quận nhưa nhận được báo cáo này. "Về nguyên tắc khi cơ quan điều tra vào làm việc sẽ làm rõ nguyên nhân và có thống kê thiệt hại cụ thể sau, chứ không chỉ dựa vào báo cáo kiểm đếm của công ty", ông Thái nói.