“Chảy máu” tài nguyên – Chính quyền có “dung túng”?

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian vừa qua, tình trạng vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên ngày một trở lên phổ biến, không ít địa phương đã mạnh tay xử lý, thế nhưng, tại nhiều nơi, chính quyền có đang dung túng…?

Việc “chảy máu” tài nguyên, khoáng sản liên tục được dư luận nhắc đến trong thời gian vừa qua, trong đó, ngoài việc khai thác cát, sỏi lòng sông thì hiện trang khai thác tài nguyên đất tại nhiều địa phương cũng ngày một thêm nóng bỏng. Không ít địa phương đã mạnh tay trong công tác xử lý, thế nhưng, bên cạnh đó, tình trạng chính quyền dung túng cho doanh nghiệp “làm càn” vẫn mặc nhiên hiển hiện…

"Chảy máu" tài nguyên - chính quyền có đang dung túng?

Tình trạng khai thác đất trái phép, “núp mác” cải tạo công trình tận thu,… không phải việc mới hoặc của riêng địa phương nào, đáng báo động, nhiều khu vực khai thác tận thu đang hiển hiện nhiều nguy hại tiềm ẩn nhưng doanh nghiệp vẫn “bất tuân” pháp luật, mặc nhiên hoành hành dưới cái bóng của “quan trên”.

Không ít địa phương luôn trở thành điểm nóng của vấn nạn khai thác đất trái phép như: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An,… đều quyết liệt vào cuộc đấu tranh, trấn áp những hành vi vi phạm. Thế nhưng, ngay tại Lạng Sơn, một tỉnh thành được cho là phố núi, tình trạng khai thác đất trái phép lại bị “ngó lơ”, hoặc có chăng cơ quan chức năng vào cuộc nhưng lại xử lý “nhẹ hều”.

Mặc dù tiềm ẩn hàng loạt nguy hiểm luôn rình rập, thế nhưng, khu vực khai thác của Công ty TNHH Hà Sơn vẫn nghiễm nhiên tồn tại nhiều năm qua

Mặc dù tiềm ẩn hàng loạt nguy hiểm luôn rình rập, thế nhưng, khu vực khai thác của Công ty TNHH Hà Sơn vẫn nghiễm nhiên tồn tại nhiều năm qua

Như sai phạm tại xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng được dư luận phản ánh suốt thời gian vừa qua, mặc dù, diện tích khu vực khai thác đất trái phép là 30.737 m2 (3,07 ha), khối lượng 117.044 m3 đất nguyên khối và các hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai, khoáng sản theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản.

Thế nhưng, khi vào cuộc xử lý trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị để xảy ra hiện trạng đã nêu, lại vô cùng nhẹ, các cán bộ xã trực tiếp để xảy ra vi phạm đều nhận hình thức kiểm điểm xin nghiêm khắc rút kinh nghiệm và tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát không để vụ việc vi phạm mới xảy ra trên địa bàn; cán bộ phòng ban chuyên môn phụ trách, nhận hình thức nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm... Liệu có thỏa đáng?

Không chỉ “nóng” riêng mình Hữu Lũng, tại ngay TP. Lạng Sơn, thời gian vừa qua dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến hoạt động “xẻ thịt” tài nguyên của Công ty TNHH Hà Sơn, tại thôn Rọ Phải, xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Hàng triệu khối đất, đá “bốc hơi” nhiều năm qua, nhưng từ chính quyền địa phương cho đến các cơ quan quản lý đều “ngó lơ”, dung túng cho doanh nghiệp.

Xung quanh khu vực khai thác không có các biện pháp đảm bảo an toàn

Xung quanh khu vực khai thác không có các biện pháp đảm bảo an toàn

Đáng nói, hiện trạng tại khu vực khai thác hiện nay, tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân xung quanh, khi đất đá tại điểm doanh nghiệp này thực hiện khai thác liên tục rơi vào tình trạng báo động sạt lở mà không có biện pháp đảm bảo an toàn.

Chưa kể đến, tại khu vực nêu trên, doanh nghiệp này có được cấp phép khai thác đất, đá hay không? Việc khai thác và khối lượng đất, đá khai thác, có được các cơ quan quản lý thống kê, truy thu thuế cũng như đóng phí môi trường? Các biện pháp đảm bảo an toàn, thực hiện hoàn nguyên, ai quản lý? Trách nhiệm của chính quyền ở đâu?

Trước thực trạng trên, dư luận không khỏi quan ngại về việc “quan trên” có đang ưu ái, dung túng để doanh nghiệp mặc nhiên “làm càn”?

Hàng triệu khối đất, đá đã được khai thác đưa đi tiêu thụ, có đang được các cơ quan quản lý thống kê?

Hàng triệu khối đất, đá đã được khai thác đưa đi tiêu thụ, có đang được các cơ quan quản lý thống kê?

Trao đổi với PV, dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Công ty TNHH luật Hà Việt cho biết: Theo quy định của pháp luật, khoáng sản được định nghĩa là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ, như vậy, đất có thể coi là một loại khoáng sản.

Cũng theo Luật sư Luân, trong quá trình sử dụng thì người sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ phần đất đó, không được tự ý khai thác trái phép, khi khai thác tài nguyên đất phải đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản, cũng như giấy phép khai thác khoáng sản trong những trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép khai thác.

“Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015, Thủ tướng chính phủ đã ban hành về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm quy định. Trường hợp, cơ quan báo chí đã nêu, nguyên nhân để sai phạm kéo dài một phần do có biểu hiện buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền địa phương, thậm chí có thể có hiện tượng dung túng,“bảo kê” cho hoạt động này?”, Luật sư Luân chia sẻ!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Chảy máu” tài nguyên – Chính quyền có “dung túng”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084169 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084169 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10