Adidas đã tăng gấp đôi doanh số bán hàng ở thành phố Moscow trong vòng 24 giờ nhờ một sáng kiến trong chuỗi cung ứng.
Công nghệ đang khiến cho các nguyên tắc cơ bản của quản lý chuỗi cung ứng trở nên lỗi thời hơn bao giờ hết.
Là thương hiệu giày thể thao hàng đầu tại Nga với hơn 1.200 cửa hàng, vài năm trước Adidas đã thực hiện chiến lược đa kênh (omni-channel), cho phép mọi người mua theo bất kỳ cách nào (trực truyến hoặc tại cửa hàng) bất kỳ sản phẩm nào có sẵn ở bất kỳ nơi nào ở Nga (trong cửa hàng Adidas, trung tâm phân phối hoặc nhà kho), và nhận hàng theo bất kỳ cách nào (tại nhà, tại cửa hàng hoặc tại một điểm lấy hàng).
Giải pháp này khả thi nhờ sử dụng các chip nhận dạng RFID, các công cụ “gửi hàng từ cửa hàng” (ship from store), giải pháp kỹ thuật số “nhấp chuột và đến lấy” (click and collect) và công nghệ “endless aisle”.
Ban đầu, Adidas thử nhiệm giải pháp “nhấp chuột và đến lấy” tại Moscow với mong muốn vài khách hàng lựa chọn phương án mới – mua trực tuyến và đến lấy sản phẩm tại cửa hàng.
Họ chỉ dự đoán số lượng đơn hàng đạt từ 10 đến 20 đơn hàng mỗi tuần, nhưng người tiêu dùng chấp nhận ý tưởng và đơn đặt hàng đạt mức 1.000 mỗi tuần. Trước thực tế đó, Adidas buộc phải ngừng thử nghiệm và xây dựng cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng cần thiết để hỗ trợ nhu cầu lớn như thế.
Ngày nay, 70% doanh số bán hàng trực tuyến của Adidas đến từ phương thức “nhấp chuột và đến lấy”.
Tương tự, các sáng kiến trong chuỗi cung ứng khác - như chuyển hàng từ của hàng, nơi mà đơn hàng trực tuyến được giao từ cửa hàng, chứ không phải từ trung tâm phân phối, và endless aisle, trong đó khách hàng có thể đặt hàng sản phẩm không còn tồn trong cửa hàng khu vực của họ nhưng có sẵn trong cửa hàng khác - khiến doanh số bán hàng và lợi nhuận tăng vọt.
Đối với chi nhánh Adidas ở Nga, chuỗi cung ứng không còn là vấn đề giảm chi phí, mà quan trọng hơn là về tăng doanh thu. Mục tiêu ấy khả thi nhờ vào công nghệ đang được sử dụng trong chuỗi cung ứng.
Hầu hết các công nghệ này thuộc về Industry 4.0, một chiến lược công nghệ cao thúc đẩy việc tin học hóa sản xuất. Adidas áp dụng các công nghệ này vào chuỗi cung chứ không chỉ trong sản xuất.
Đó là lí do họ gọi nó là Supply Chain 4.0, một thuật ngữ ban đầu được đặt ra bởi chuyên gia chuỗi cung ứng Anne Wyss.
Số lượng sản phẩm Adidas bán ở Nga cũng tăng mạnh nhờ áp dụng chiến lược “gửi hàng từ cửa hàng”. Ở quốc gia có diện tích lớn như Nga, thời gian vận chuyển từ một vùng của quốc gia sang cực khác có thể kéo dài 15 ngày nếu sử dụng các hệ thống phân phối truyền thống.
Với khả năng phân phối từ cửa hàng, về lí thuyết, Adidas sẽ giảm thời gian giao hàng và tăng doanh thu, nhưng chi phí giao hàng cũng tăng. Song điều đáng ngạc nhiên là chi phí giao hàng giảm và doanh số bán hàng tăng đáng kể.
Hóa ra trong một số loại sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng trả hàng khoảng 50% sản phẩm họ mua trực tuyến, nếu giao hàng được thực hiện trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, nếu phải chờ tới ba ngày, tỉ lệ hàng mà người tiêu dùng trả có thể lên tới 70%. Do đó, tốc độ giao hàng ngày càng tăng có nghĩa là nguy cơ người tiêu dùng trả hàng sẽ giảm, tức là doanh số bán hàng cao hơn. Ngoài ra, bằng cách giảm số lượng hàng trả về, chi phí vận chuyển sẽ giảm mạnh.