Chi phí lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ “đắt đỏ” nhất khu vực?

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lo ngại, chi phí lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam sẽ "đắt đỏ" nhất khu vực khi Nghị định 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực.

Theo đó, Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về Bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được ban hành vào ngày 15/10/2018 và có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2018.

Chi phí lao động sẽ tăng nhanh

Cụ thể, nghị định 143 quy định người lao động là công dân nước ngoài phải tham gia tất cả năm chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện đang áp dụng với người lao động là công dân Việt Nam. Những chế độ này bao gồm: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, và chế độ tử tuất.

Theo đó, Nghị định loại trừ một số nhóm lao động nước ngoài không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.

Đáng nói, thời điểm áp dụng năm chế độ đối với người lao động là công dân nước ngoài là khác nhau. Đối với các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản hay tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp sẽ được áp dụng kể từ ngày 1/12/2018. Ngoài ra, các chế độ dài hạn như hưu trí và tử tuất sẽ được áp dụng khoảng 3 năm sau, tức ngày 1/1/2022.

Chính vì vậy, liên quan đến nội dung này, ông Nicolas Audier - đồng Chủ tịch Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) bày tỏ quan điểm: “Việc áp dụng Nghị định 143 khiến các nhà đầu tư lo ngại chi phí lao động tăng nhanh, làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam như là một “thỏi nam châm” thu hút đầu tư”.

Theo đó, chi phí tăng nhanh như vậy có nguy cơ làm hạn chế các nhà tuyển dụng sử dụng lao động nước ngoài và ngăn nhân tài từ nhiều quốc gia đến Việt Nam làm việc. Trong khi đây là đội ngũ nhân sự chất lượng cao và có thể đào tạo, hỗ trợ phát triển lực lượng lao động Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm của vị đồng chủ tịch EuroCham, ông Michael Kelly- Chủ tịch AmCham tại Việt Nam đánh giá, những năm vừa qua, việc tăng lương cùng với chi phí bảo hiểm bắt buộc không hề tương xứng với sự gia tăng trong năng suất lao động. Theo đó, nhiều công ty tại Việt Nam đã bị suy giảm hiệu suất trên mỗi USD khi đầu tư vào nguồn nhân lực. Theo ông Michael Kellyđây là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.

“Điều này làm dấy lên mối quan ngại sâu sắc trong cộng đồng các doanh nghiệp và người lao động nước ngoài tại Việt Nam vì chi phí tăng nhưng không có gì chứng minh việc lao động nước ngoài sẽ được hưởng lợi từ những đóng góp đó” - ông Michael Kelly khẳng định.

Chi phí tuân thủ cũng không nhỏ

Nghị định 143 quy định mức đóng đối với người sử dụng lao động và người lao động là công dân nước ngoài cũng sẽ giống như mức đóng áp dụng với người lao động là công dân Việt Nam. Theo đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 17,5%, dựa trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.

Theo lý giải từ cơ quan quản lý, việc quy định chi tiết về Bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cần thiết. Hướng tới việc tạo sân chơi bình đẳng giữa người lao động trong nước và lao động nước ngoài. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, nhà đầu tư thì chi phí “tuân thủ" nghị định này là không hề nhỏ.

Theo tính toán của Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại, thuộc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, khi áp dụng đầy đủ cả năm chế độ, tức đến đầu năm 2020, doanh nghiệp phải đóng hàng tháng tổng cộng là 362,6 USD đối với một người lao động có mức lương 4.000 đô la, tăng gần 10% so với khi chưa có nghị định.

Khi đó, tổng chi phí phải đóng đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam sẽ thuộc nhóm cao nhất trong khu vực khi tính đến số lượng các khoản phải đóng, mức đóng cao và phạm vi áp dụng rộng khi không chỉ tính đối với tiền lương mà còn các loại phúc lợi khác. Chính vì vậy, Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại cũng nhận định, điều này sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.

Được biết, Nghị định 143 quy định Bộ Lao động Thương binh & Xã hội có trách nhiệm đàm phán và ký kết các Hiệp định song phương và đa phương về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện danh sách những hiệp định này hay sự ảnh hưởng của các hiệp định này tới quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài vẫn chưa được cung cấp.

Chính vì vậy, đại diện cho EuroCham, ông Nicolas Audier đề xuất: “Không nên áp dụng chế độ bảo hiểm hưu trí, tử tuất cho lao động nước ngoài. Đồng thời, cần có các thủ tục đơn giản giúp nhân viên nước ngoài có thể yêu cầu trợ cấp một lần khi hồi hương từ Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chi phí lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ “đắt đỏ” nhất khu vực? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714208094 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714208094 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10