“Chìa khóa” cho phục hồi kinh tế (Bài 1): Những tín hiệu lạc quan

Diendandoanhnghiep.vn Tuy GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước nhưng nền kinh tế vẫn cho thấy những tín hiệu phục hồi lạc quan.

Như thông tin đã công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Với kết quả tăng trưởng 1,42% trong 9 tháng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% cả năm thì quý IV/2021 cần tăng trưởng ở mức 7,06% trở lên.

Với kết quả tăng trưởng 1,42% trong 9 tháng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% cả năm thì quý IV/2021 cần tăng trưởng ở mức 7,06% trở lên.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.

GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội do phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, đặc biệt các địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn.

Sang quý IV/2021, theo tôi, triển vọng tăng trưởng sẽ phục hồi và tốt hơn quý III. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành xây dựng cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2021 lạc quan hơn nhiều so với quý III/2021. Tôi có thể giải thích vấn đề này qua một số nguyên nhân.

Trước tiên, số ca mắc Covid-19 mới đang giảm dần, chiến lược tiêm vaccine toàn diện được triển khai trên phạm vi cả nước, đặc biệt ở những tỉnh, thành phố có diễn biến dịch phức tạp, tỷ lệ tiêm chủng toàn dân ngày càng cao. Nhiều địa phương đã có động thái nới lỏng giãn cách, dần đưa hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân trở lại trạng thái bình thường mới.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội do phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, đặc biệt các địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn.

Phục hồi tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu lạc quan.

Thêm vào đó, giải ngân các gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 sẽ kích cầu tiêu dùng từ khu vực dân cư; giải ngân đầu tư công 250 nghìn tỷ đồng sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành xây dựng, từ đó lan tỏa tích cực đến các ngành khác, kích thích kinh tế tăng trưởng.

Nguyên nhân tiếp theo, kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch, các nước dần trở lại cuộc sống bình thường, nhu cầu của người dân sẽ tăng cao sau thời gian dài thực hiện phong tỏa xã hội. Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn nên đây là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong công nghiệp chế biến chế tạo như giầy da, quần áo, thủy hải sản chế biến, đồ gỗ… để góp phần phục hồi nền kinh tế.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại quý III/2021, một số ngành dịch vụ giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, như: dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi; bán buôn, bán lẻ…

Do đó, khi gỡ bỏ giãn cách xã hội, các ngành này sẽ phục hồi và bứt phá mạnh, có khả năng tăng cao. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng còn dư địa để tăng trưởng cao hơn do nhu cầu trong nước và ngoài nước tăng lên sau khi dịch được kiểm soát.

Như vậy, tôi cho rằng, phục hồi tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu lạc quan.

Tuy nhiên, tôi cũng muốn lưu ý, mức độ phục hồi phụ thuộc vào tốc độ tiêm phòng dịch Covid-19; hiệu quả triển khai các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ nhằm kích thích phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự vươn lên của chính doanh nghiệp để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.

Còn nữa...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Chìa khóa” cho phục hồi kinh tế (Bài 1): Những tín hiệu lạc quan tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713864234 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713864234 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10