GDP quý 3 giảm sâu nhất lịch sử thống kê

Diendandoanhnghiep.vn GDP quý 3 năm nay giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi nước ta tính và công bố GDP quý từ năm 2000 đến nay.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết đợt dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4 đánh thẳng vào các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khoẻ, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý (năm 2000) đến nay.

GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý từ năm 2000 đến nay.

Thấp nhất trong vòng 20 năm qua

GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý năm 2000 đến nay. Trong đó, các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ giảm rất sâu, lần lượt ở các mức giảm 5,02% và giảm 9,28%.

“Với mức giảm của quý 3/2021, GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng, chống dịch bệnh”, bà Hương nhận định. 

Riêng quý 3 năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%, khu vực dịch vụ giảm sâu nhất 9,28%.

Tính chung trong 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là bệ đỡ của nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,74% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 23,52% vào mức tăng GDP chung toàn nền kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, khu vực dịch vụ giảm 0,69% trong 9 tháng qua.

Theo bà Hương, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng của một số ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn đã làm giảm tăng trưởng của khu vực dịch vụ và toàn nền kinh tế.

Trong đó bán buôn bán lẻ giảm 3,1%, vận tải kho bãi giảm 7,79%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%.

Theo ông Phạm Đình Thúy, vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, nhiều chuỗi cung ứng sản xuất đã bị đứt gãy do dịch bệnh, đặc biệt tại TP.HCM. "Chưa bao giờ số doanh nghiệp rời bỏ thị trường lớn như vậy. Khả năng chống chịu của các doanh nghiệp ngày càng cạn kiệt", ông Thúy nhấn mạnh.

Về chỉ số giá tiêu dùng, theo Tổng cục Thống kê, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021 - 2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm… là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Cũng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tổng số dự án đầu tư FDI vào nước ta tính đến ngày 20/9 giảm 37,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng số vốn đăng ký lại tăng 20,6%. Tổng vốn đăng ký đầu tư FDI vào Việt Nam trong 9 tháng ước đạt 22,15 tỉ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung trong 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là bệ đỡ của nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,74% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 23,52% vào mức tăng GDP chung

Tính chung trong 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là bệ đỡ của nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,74% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 23,52% vào mức tăng GDP chung.

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy trong tổng số 50,4 triệu người trong độ tuổi lao động, có 2,91% đang thất nghiệp. Trong đó, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,78%, ở nông thôn là 2,39%. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 9 tháng qua ước tính khoảng 3,04% tổng số lao động.

Quý IV sẽ phục hồi

Kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 chặng đường với mức 9 tháng là 1,42%. Về khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6% mà Quốc hội giao và 6,5% theo mục tiêu của Chính phủ theo Tổng cục Thống kê là khó khả thi. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, Việt Nam vẫn có cơ hội cải thiện tăng trưởng. Tăng trưởng GDP quý III âm nhưng quý IV sẽ phục hồi.

Việt Nam đang quyết liệt kiểm soát dịch, và chiến lược tiêm chủng hướng tới mục tiêu 70% mũi 2 toàn dân vào năm 2022. Đồng thời triển khai mô hình chống dịch mới. Trong khi đó, động lực tăng trưởng sẽ đến từ 3 trụ cột đầu tư công, thúc đẩy xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng dân cư.

''3 tháng cuối năm, gần 250.000 tỷ đầu tư công cần giải ngân. Xuất khẩu cùng với mở cửa nền kinh tế và triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chung cho sản xuất và xuất khẩu. Về tiêu dùng dân cư, các dịch mở cửa trở lại, cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng dịch vụ cuối năm, đặc biệt phải giải ngân nhanh gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khó khăn do Covid-19 hy vọng sẽ tiêu dùng sẽ tăng nhanh", bà Nguyễn Thị Hương chia sẻ.

Bên cạnh những địa phương tăng trưởng âm, GDP các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Bắc Giang đang lấy lại đà tăng trưởng sẽ bù đắp phần nào suy giảm của các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16 vừa qua.

Tổng cục Thống kế cho biết, về xu hướng, phần lớn các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh quý 4, có tới 73,7% doanh nghiệp đánh giá kinh doanh trong quý 4 sẽ ổn định và tốt hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GDP quý 3 giảm sâu nhất lịch sử thống kê tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711252 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711252 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10