Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước

Nguyễn Việt 03/10/2018 12:55

Việc trình Trung ương xem xét, ban hành nghị quyết mới về Chiến lược kinh tế biển Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việc trình Trung ương xem xét, ban hành nghị quyết mới về Chiến lược kinh tế biển Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Việc trình Trung ương xem xét, ban hành nghị quyết mới về Chiến lược kinh tế biển Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định như vậy tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị Trung ương 8). Khi bàn về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tầm quan trọng của biển, đảo và đây là vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan đến phát triển kinh tế biển gắn với phát triển xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển.

Chiến lược biển đảo có vai trò quan trọng

“Việc trình Trung ương xem xét, ban hành nghị quyết mới về Chiến lược kinh tế biển Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ xuất phát từ thực tế Nghị quyết số 09 giới hạn thời gian đến năm 2020 mà còn do nhiều lý do khách quan, chủ quan khác. Trong đó có tình hình quốc tế, khu vực và trong nước đã và đang có nhiều thay đổi đòi hỏi phải có sự bổ sung, phát triển về quan điểm và điều chỉnh về mục tiêu cụ thể, định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế biển…”, Tổng Bí thư nói.

Chia sẻ về việc Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, cho ý kiến vào dự thảo điều chỉnh, bổ sung Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, 10 năm qua, chiến lược biển đã mang lại sự thay đổi căn bản. Về chiến lược biển giai đoạn tới, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ, trong dự thảo nghị quyết điều chỉnh chiến lược biển Việt Nam trình Hội nghị Trung ương 8 lần này, ngành công nghiệp đóng tàu vẫn giữ vai trò rất quan trọng.

“Chúng ta đã xác định là một quốc gia biển, không thể mãi đi mượn, đi thuê, mua tàu ở bên ngoài mà cần đóng được tàu để sử dụng”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói. 

Có thể bạn quan tâm

  • Trung ương xem xét giới thiệu nhân sự của các cơ quan Nhà nước

    Trung ương xem xét giới thiệu nhân sự của các cơ quan Nhà nước

    12:31, 10/03/2016

Có thể nói Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia biển. Sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược biển, kinh tế biển Việt Nam đã đạt được một số thành công. Tuy nhiên, kinh tế biển hiện nay vẫn chưa bền vững và chưa phát huy được các thế mạnh của tài nguyên biển.

Phát triển chưa xứng tầm với lợi thế sẵn có

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá một cách tổng thể, sự phát triển của kinh tế biển, đảo ở Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với các điều kiện và lợi thế sẵn có. Quy mô kinh tế biển của thế giới ước đạt 1.300 tỉ USD.

Theo ước tính, quy mô kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó, GDP của kinh tế “thuần biển” mới đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, vận tải biển, du lịch biển.

Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, thông tin liên lạc… bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô mới chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước. Kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển, đảo tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, mạng lưới tàu thuyền, trang thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp.

Điều đáng lo ngại là việc phát triển kinh tế biển đã gây ra những suy thoái rất mạnh mẽ tới môi trường và các nguồn tài nguyên biển. Theo PGS,TS. Vũ Thanh Ca, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên - môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức, chủ yếu là do chủ quan. Nguyên nhân lớn nhất là do chưa có quy hoạch sử dụng biển cũng như quy hoạch tổng thể sử dụng vùng bờ biển theo quan điểm quản lý tổng hợp.

Điều đó dẫn tới nguồn thủy sản bị đánh bắt cạn kiệt, các hệ sinh thái biển quan trọng như rừng ngập mặn, hệ rạn san hô, thảm thực vật biển bị phá hoại và suy thoái nghiêm trọng. Nhận thức của ngư dân còn thấp nên còn đánh bắt cá trái phép, thậm chí đánh bắt hủy diệt tại các vùng biển Việt Nam và vùng biển nước ngoài, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng điển hình là vụ xả nước thải trái phép ra biển của Công ty Hưng Nghiệp (Fomosa) tại Hà Tĩnh, đã gây ra những hậu quả rất lớn tới môi trường biển và kinh tế - xã hội tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh đó, việc quản lý nhiều khu bảo tồn biển chưa hiệu quả nên chưa tạo nhiều thay đổi trong phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng ven biển còn dàn trải. Hệ thống chính sách, pháp luật phát triển kinh tế biển chưa đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh để điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế biển.

“Đặc biệt, nhận thức về phát triển một cách hiệu quả, bền vững kinh tế biển của cán bộ và nhân dân chưa cao, khái niệm về nền kinh tế biển xanh hầu như chưa được hiểu và áp dụng thống nhất ở Việt Nam”, ông Ca nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO