Chiến lược “tìm lãi” của Loship

Diendandoanhnghiep.vn Nền tảng giao hàng của Việt Nam, Loship đang tự tin sẽ có lãi trong năm nay, điều mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh của họ như Grab hay là Gojek vẫn chưa làm được.

>>>Ảm đạm thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á

Các nền tảng cắt giảm chi phí

Theo báo cáo tài chính năm 2021 cho thấy, doanh thu của Grab Việt Nam giảm 11% so với năm trước đó, xuống còn 3.345 tỷ đồng. Trong lúc giá vốn bán hàng lại tăng nhẹ khiến lợi nhuận gộp của Grab giảm 19,5%, còn 1.950 tỷ đồng. Điều này khiến cho nền tảng này đã ghi nhận khoản lỗ lũy kế là 4,365 nghìn tỷ đồng (186 triệu USD). 

Các nền tảng giao đồ ăn Đông Nam Á đang phải cắt giảm chi phí nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Các nền tảng giao đồ ăn Đông Nam Á đang phải cắt giảm chi phí nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Đối thủ lớn nhất của Grab tại thị trường Việt Nam là Gojek cũng đang chịu khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 4 nghìn tỷ đồng. Cả hai đều phải chịu chi phí bán hàng lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Có thể nói, việc ngừng “đốt tiền” để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường là điều rất khó khăn trong ngành giao đồ ăn và gọi xe. Vì vậy, để tìm điểm hòa vốn và bắt đầu có lãi, các nền tảng gọi xe và giao hàng bắt buộc phải thực hiện những chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm cắt giảm chi phí.

Gần đây, Grab đã cố gắng ngăn chặn thua lỗ bằng cách đóng cửa một số đơn vị kinh doanh trong năm ngoái và giảm chi tiêu cho các ưu đãi, những động thái mới nhất cho thấy mức độ mà họ đang chuẩn bị cho các điều kiện kinh tế khó khăn hơn vào năm 2023.

CEO của Grab, Anthony Tan cho biết, Đông Nam Á đã và sẽ không thoát khỏi tình trạng giá cả và lãi suất tăng cao, cũng như những tác động kéo theo đối với tăng trưởng. Vì vậy, Grab cũng sẽ “đóng băng phần lớn các yêu cầu công việc mở hiện tại không ở giai đoạn cung cấp, đồng thời bổ sung thêm các yêu cầu để hoàn thành các vai trò quan trọng sẽ cần phải được phê duyệt”.

Tương tự Grab, GoTo, công ty mẹ của Gojek Việt Nam cũng đã thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” bằng cách sa thải 1.300 công nhân, tương đương 12% lực lượng lao động. Đồng thời, cắt giảm chi phí thông qua các biện pháp tìm kiếm hiệu quả trong công nghệ, tiếp thị và thuê ngoài.

>>>Đến lượt Grab “thắt lưng buộc bụng”

>>>Loship và chiến lược nội dung người dùng

Và lối đi nào cho Loship?

Mới đây, ông Nguyễn Hoàng Trung, CEO của Loship, một trong hai startup giao hàng “cây nhà lá vườn” Việt Nam cho biết, công ty đang chịu lỗ “rất ít” vào thời điểm hiện tại.

Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Nguyễn Hoàng Trung Nguyễn của Loship.

Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Nguyễn Hoàng Trung của Loship.

Theo đó, doanh thu của Loship đã tăng 500% vào năm ngoái nhờ tối ưu hóa kinh doanh với 250.000 địa điểm và hơn 5 triệu khách hàng. Công ty hy vọng sẽ có lãi trong năm nay. Điều gì đã khiến Nguyễn Hoàng Trung và team của mình có thể tự tin đến vậy trong khi ngay cả những “ông lớn” trong ngành như Grab hay là Gojek cũng chưa làm được?

Có một thực tế là trong hai năm vừa qua, Loship đã chi rất nhiều tiền cho việc tìm kiếm khách hàng mới nên chi phí marketing chiếm hơn 60% tổng chi phí. Bên cạnh đó, nền tảng này còn chấp nhận đánh đổi việc lôi kéo thêm khách hàng và mở rộng thị trường bằng cách miễn phí giao hàng trong một khoảng cách nhất định.

Mặc dù vậy, điều này chẳng những không tạo ra sự khác biệt của Loship so với các đối thủ. Người dùng hiện tại vẫn có thể vừa sử dụng nền tảng của Loship, nhưng họ cũng có thể đang sử dụng các ứng dụng khác. Tóm lại, không thể tìm kiếm lòng trung thành của khách hàng bằng những chiêu thức khuyến mại mà bất cứ nền tảng nào cũng đang dùng.

Nhận thấy vấn đề, Loship bắt đầu cắt giảm các chương trình khuyến mãi, giảm chi phí. Và để đạt được mục tiêu hòa vốn trong năm nay, Loship đang ưu tiên dòng tiền. Năm ngoái, công ty đã cắt giảm 50% quỹ lương. Bên cạnh đó, từ quý II mọi hoạt động marketing thiết yếu đều bị đóng băng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Trung giải thích: “Bạn có lớn đến đâu thì luôn có giới hạn. Tiền không từ trên trời rơi xuống. Mỗi công ty có một chiến lược dài hạn cho số tiền mà họ có. Chiến lược của họ càng tốt, càng có nhiều tiền trong tài khoản. Sau đó, ngay cả trong thời điểm khó khăn, họ vẫn có thể hào phóng với khách hàng của mình”.

Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam đã tăng trưởng gấp 3 lần kể từ khi dịch Covid bùng phát lên 29,9 nghìn tỷ đồng vào năm ngoái với hơn 12 triệu người đã đặt giao đồ ăn qua các nền tảng trực tuyến, tăng trưởng hàng năm ở mức 17,5%, theo một báo cáo của iPOS, nền tảng cung cấp giải pháp bán hàng, vận hành và nhân sự cho hơn 100.000 nhà hàng, quán cà phê.

Nhưng, thị trường này đang bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp nước ngoài với 58% người dùng lựa chọn đặt hàng trên ShopeeFood, theo sau là GrabFood, Baemin và Gojek. Trong khi hai công ty “cây nhà lá vườn” trên thị trường là Loship và beFood chỉ chiếm khoảng 7%.

Mặc dù, Loship đang tự tin khi cho rằng họ đang tiến gần đến mức hòa vốn vì đã tìm được sự cân bằng giữa khách hàng, chủ hàng và đối tác nhà hàng. Nhưng, các chuyên gia phân tích cũng chỉ ra rằng, có thể sẽ rất khó cho các nền tảng này có thể tìm thấy lợi nhuận trong vòng vài năm tới bởi vì mô hình kinh doanh của họ tương đối dễ bắt chước. Các công ty có rất ít tài sản cố định ngoài một thuật toán và hầu hết số tiền của họ được chi cho tiếp thị và bán hàng.

Bên cạnh đó, chiến trường khốc liệt này chưa khi nào im tiếng súng…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược “tìm lãi” của Loship tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713472756 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713472756 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10