Tình hình hiện nay cho thấy tương lai chiến sự Nga - Ukraine không xuất hiện bất cứ tín hiệu nào cho cuộc đàm phán hòa bình giữa 2 bên.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: "Điềm báo" xấu với nước Nga
Nhiều chuyên gia cho rằng chiến sự Nga- Ukraine có thể vẫn sẽ còn kéo dài và gần như đã "hết cửa" đàm phán sau khi Nga đã sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.
Thứ nhất, đàm phán dường như xa vời vì mục tiêu của đôi bên không có điểm chung. Nga nêu điều kiện đàm phán là Ukraine phải trung lập, công nhận Crimea thuộc Nga và công nhận các nước cộng hòa tự xưng Luhansk và Donetsk. Còn Ukraine chỉ đàm phàn khi quân đội Nga rút hết về nước, trả lại toàn vẹn lãnh thổ cho mình.
Việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ tại Ukraine và lá đơn của Tổng thống Zelensky gửi đến NATO đã dập tắt mọi hy vọng đàm phán. Vấn đề tiếp theo chỉ có thể giải quyết bằng vũ lực.
Thứ hai, bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vừa được Nga sát nhập tạo thêm gánh nặng cho Nga về kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố bộ máy dân sự, tăng cường vũ khí và binh tướng cho một vùng đất mới rộng hơn 100.000 km2.
Bốn vùng có giá trị tài nguyên khoáng sản 12.000 tỷ USD, hơn 5,6 triệu ha đất nông nghiệp màu mỡ. Donetsk và Lugansk là những trung tâm công nghiệp lớn của Ukraine. Đến tháng 2 năm nay, 115 mỏ than Donbass vẫn hoạt động. Trước xung đột, vùng này sản xuất khoảng 70 triệu tấn than mỗi năm.
Zaporizhia là trung tâm cung cấp năng lượng của Ukraine với 3 nhà máy điện lớn, nổi bật nhất là nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia lớn nhất châu Âu. Ngoài ra, Zaporizhia còn có nhà máy thủy điện Dnepr và trung tâm điện gió Botievo. Giai đoạn từ năm 2019 -2020, vùng này sản xuất khoảng 40 tỷ kWh điện/năm, đóng góp khoảng 25 - 27% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Ukraine.
Việc kiểm soát Donbass và cảng Mariupol trên biển Azov cho phép Nga xuất khẩu than đá và tài nguyên khác cho các nước ở Nam Á và châu Phi. Các khu vực mới sáp nhập cũng giúp Nga bảo đảm an ninh lương thực và tăng nguồn cung xuất khẩu lương thực cho những nước “thân thiện”. Theo giới chuyên gia, tiềm năng đóng góp cho kinh tế Nga của 4 vùng lãnh thổ Ukraine có thể lên tới hàng trăm tỷ USD, thậm chí nhiều hơn.
Thứ ba, Nga bị áp lực từ cộng đồng quốc tế, áp lực kinh tế vì hai dòng chảy phương Bắc bị “tấn công có chủ đích”. Mất thứ “vũ khí” này là mất tiền trong ngân sách, mất quyền mặc că với EU. Mất hẳn thị trường phương Tây, dầu khí Nga sẽ bị Trung Quốc, Ấn Độ chiết khấu nhiều hơn, khiến Nga sẽ bị tổn thất nặng nề. Đó là chưa kể các lệnh trừng phạt sẽ ngày càng khiến kinh tế Nga suy kiệt.
Thứ tư, lệnh động viên một phần lực lượng dự bị của Nga đang gặp khó bởi sức cản bí ẩn của các đảng đối lập, bởi phương Tây mở cửa đón những thanh niên thuộc diện tuyển quân. Thiếu binh tướng, nhiều vùng do Nga và lực lượng thân Nga kiểm soát đã bị Kiev chiếm lại.
Thứ năm, công cuộc giải phóng của Ukraine cũng gặp không ít khó khăn. Hầu hết các quốc gia ủng hộ Ukraine đang trên bờ vực suy thoái kinh tế, bất ổn xã hội, trong đó có cả Mỹ, Anh và Đức. Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Anh, Séc, Ý, Đức,... sẽ gây khó về nguồn kinh phí và vũ khí cấp cho Ukraine.
Cuộc chiến Nga- Ukraine đang bước vào giai đoạn khốc liệt, hàng trăm sinh mạng mỗi bên hy sinh trong một ngày, thật đau xót. Nguy cơ cuộc chiến hạt nhân vẫn còn. Nguy cơ thế chiến III đang hiện hữu. Hàng chục triệu dân lành đã, đang và sẽ đói rét, không nhà cửa, không điện nước, ... trong mùa đông lạnh giá đã đến rất gần.
Có thể bạn quan tâm
"Hết cửa" đàm phán Nga - Ukraine?
04:00, 06/10/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Châu Âu thức tỉnh
06:33, 06/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine có nguy cơ vượt tầm kiểm soát
14:33, 05/10/2022
Vị thế các đồng tiền thay đổi sau xung đột Nga - Ukraine
11:25, 03/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine làm "mong manh" quan hệ Nga- Ấn Độ
04:30, 01/10/2022
Belarus sẽ "nhúng tay" vào chiến sự Nga - Ukraine?
04:00, 01/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Khó khai hỏa vũ khí hạt nhân
04:30, 30/09/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ngăn chặn nguy cơ hạt nhân trước khi quá muộn
05:00, 28/09/2022